Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 31: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) giúp các em nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. Bên cạnh đó, giáo án điện tử ngữ văn 11 này còn giúp các em học sinh ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước; vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
(tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Kiến thức chủ yếu về một số loại VB chính luận thường gặp.
- Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận.
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ,...) của ngôn ngữ chính luận.
- Đặc trưng cơ bản của PC ngôn ngữ chính luận: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong VB thuộc PC ngôn ngữ chính luận.
- Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong PC ngôn ngữ chính luận.
- Viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản, ...
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức được vào thực tế c/s.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 11 chuẩn, Thiết kế bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng
- HS: SKG, vở ghi, vở soạn
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút):
Tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác trong VB "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác"?
2. Bài mới (38 phút):
Hoạt động của thầy và trò | Kiến thức cơ bản |
HĐ1 (28 phút): Hướng dẫn tìm hiểu Các phương tiện diễn đạt của PCNN C.L GV: Từ các VB chính luận đã học em có nhận xét gì về từ ngữ, ngữ pháp, các BPTT của PCNNCL? HS: Làm việc cá nhân, trả lời. GV: đưa VD, gọi H/s phân tích cấu tạo ngữ pháp, so sánh. GV: Hãy cho biết đặc trưng của PCNN chính luận? HS: Làm việc cá nhân, trả lời. GV: Tính truyền cảm, thuyết phục được thể hiện như thế nào trong PCNN chính luận? | II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Các phương tiện diễn đạt a) Về từ ngữ Sử dụng NN thông thường nhưng có nhiều từ ngữ chính trị b) Về ngữ pháp VD1: (1) Đảng ta là Đảng lãnh đạo. Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch. (2) Là một đảng lãnh đạo, Đảng ta/cần phải mạnh VD2: (1) Chúng tôi là chính phủ lâm thời của nước VNDCCH. Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố... (2) Chúng tôi, chính phủ..., trịnh trọng tuyên bố ... CN Chú thích VN → Câu thường có kết cấu chuẩn mực gần với kiểu câu phán đoán lôgic trong hệ thống lập luận (câu trước gợi câu sau...) các câu lkết với nhau một cách chặt chẽ
c) Về BPTT
2. Đặc trưng của PCNN chính luận a) Tính công khai về quan điểm chính trị
b) Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu, đoạn phải rõ ràng, rành mạch. c) Tính truyền cảm và thuyết phục
|