Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản: Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Để hỗ trợ các thầy cô trong quá trình soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 11 thì chúng tôi đã tổng hợp và biên soạn văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ nhiều giáo án hay của các giáo viên dạy giỏi trên toàn quốc. Mời các thầy cô tham khảo giáo án bài Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc môn Ngữ văn 11 dưới đây.

Giáo án bài VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC.

( Nguyễn Đình Chiểu )

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

  • Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
  • Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, nghệ thuật tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng:

Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Nhận thức được những giá trị cơ bản về thể văn tế và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tạo nên giá trị sử thi của bài văn.

B. Chuẩn bị bài học.

1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:

  • Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
  • Phương pháp phân tích, bình giảng, so sánh và gợi mở, kết hợp nêu vấn đề qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
  • Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.

1.2. Phương tiện:

Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh:

Hs tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm theo hệ thống câu hỏi sgk.

C. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3.Giới thiệu bài mới.

Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: Trên đời có những ngôi sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú thì mới thấy được, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy, có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên mà còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của ông - khúc ca hùng tráng của phong trào chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây hơn một trăm năm... và "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một kiệt tác, là bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt Nam trung đại.

Hoạt động vủa Gv và Hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát.
1. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

2. Vị trí bài văn tế trong sáng tác NĐC và trong lịch sử văn học Việt Nam?

3. Em hiểu như thế nào về thể loại văn tế? (mục đích, nội dung, hình thức).

I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
  • Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng.
  • Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, NĐC viết bài văn tế này đọc trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ. Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng.
2. Vị trí:
  • Bài văn tế nằm trong giai đoạn thứ 2 thuộc bộ phận văn thơ yêu nước của NĐC. Là tác phẩm có giá trị đặc biệt và độc đáo trong văn học dân tộc.
  • Lần đầu tiên trong lịch sử văn học tác giả đã dựng một tượng đài nghệ thuật về hình ảnh những người nông dân chống thực dân Pháp tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời.
3. Thể loại và bố cục:
  • Văn tế là một thể văn dùng để tế người chết (đôi khi cũng để tế người sống)
  • Nội dung: kể về tính tình công đức của người mất và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình.
  • Bố cục: 4 phần.
    • Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.
    • Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ.
    • Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.
    • Khốc tận (Kết): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

Tài liệu liên quan tới tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm