Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh là một trong những tác phẩm mở đầu cho chương trình Ngữ văn lớp 11. Bài giáo án điện tử Ngữ văn 11 này với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng giúp thầy cô dễ dàng soạn bài Vào phủ chúa trịnh, giúp học sinh hiểu được về bức tranh chân thực, sống động cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh.

Giáo án Vào phủ chúa Trịnh mẫu 1

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại

3. Thái độ

- Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.

- Trân trọng lương y, có tâm có đức.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk

III. Phương pháp

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: đọc hiểu, gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra sách vở của hs

3. Bài mới

Hoạt động 1

Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt

TIẾT 1

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:

I. Tìm hiểu chung

Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả

GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk

1. Tác giả

Câu hỏi:

1) Phần tiểu dẫn sgk trình bày những nội dung nào? tóm tắt những nội dung đó?

* Định hướng câu trả lời:

- Vài nét về tác giả

- Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

- Thể kí sự

2) Dựa vào sgk trình bày vài nét về tác giả Lê Hữu Trác?

(hs trả lời cá nhân gv nhận xét chốt ý)

Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông

- Là y học, nhà văn, nhà thơ lớn nữa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

a. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

1) Em hiểu như thế nào về tác phẩm “Thượng kinh kí sự” ?

GV hướng dẫn:

- Xuất xứ tác phẩm

- Nội dung đoạn trích.

- “Thượng kinh kí sự” là tập nhật kí bằng chữ Hán, in ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

- Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.

2) Đọc - hiểu văn bản: dựa vào tác phẩm, em hãy cho biết nội dung đoạn trích ?

(hs trả lời cá nhân)

b. Về đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

* Nội dung: nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

* Tóm tắt theo sơ đồ:

Thánh chỉ→ Vào cung → Nhiều lần cửa → Vườn cây, hành lang → Hậu mã quân túc trực→ Cửa lớn, đại đường, quyền bổng → gác tía, phòng trà →Hậu mã quân túc trực → Qua mấy lần tr-ướng gấm → Hậu cung → Bắt mạch kê đơn → Về nơi trọ.

3) Chia bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần?

(hs suy nghĩ trả lời gv nhận xét chốt ý)

* Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến để tôi xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh

- Phần 2 (còn lại): Qúa trình bắt mạch kê đơn và suy nghĩ của tác giả

Thao tác 3. Tìm hiểu thể loại tác phẩm:

Em hiểu như thế nào về thể kí sự?

(hs trả lời cá nhân)

3. Thể loại

Thể kí sự là những thể văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh.

GV hướng dẫn HS đọc hiểu đoạn trích

GV yêu cầu hs đọc đoạn trích.

II. Đọc - hiểu văn bản

Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1

Câu hỏi:

1) Tác giả đã thấy gì về quang cảnh bên ngoài cung ? Chi tiết nào miêu tả điều đó?

1. Tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữ bệnh.

- Cảnh bên ngoài:

+ Mấy lần cửa, theo đường bên trái dành cho người ngoài cung.

+ Tác giả thấy đâu đâu cũng cây cối “um tùm”, tiếng chim ríu rít, hoa đua thắm, mùi hương thoang thoảng, hành lang nối nhau liên tiếp, lời truyền báo rộn ràng, người qua lại như mắc cửi…

2) Tác giả có những suy nghĩ ntn khi lần đầu tiên thấy được những quang cảnh ấy?

(hs suy nghĩ trả lời, gv nhận xét chốt ý)

* GV giảng:

Quang cảnh ở đó khác hẳn cuộc sống đời thường và tác giả đã đánh giá: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”. Qua bài thơ ta thấy danh y cũng chỉ ví mình như một người đánh cá ( ngư phủ ) lạc vào động tiên (đào nguyên ) dù tác giả vốn là con quan sinh trưởng ở chốn phồn hoa nay mới biết phủ chúa.

→ Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa trong khi đó dân tình trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh.

Quang cảnh đó càng được rõ nét hơn khi được dẫn vào cung.

GV cho hs đọc nhẩm lại đoạn trích và đưa ra câu hỏi hs thảo luận nhóm trả lời gv nhận xét chốt ý.

1) Tác giả kể và tả gì khi được dẫn vào cung? Những chi tiết nào được quan sát kĩ nhất? ( nhóm 1)

GV giảng:

Đại đường uy nghi sang trọng đến nổi một danh y nổi tiếng cũng chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cuối đầu đi “ và cảm nhận rằng ở đó toàn những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”.

2. Tác giả kể và tả những điều mắt thấy tai nghe khi được dẫn vào cung

- Tác giả đi qua mấy lần cửa đến một cái điếm, ở đó “ có những cây lạ lùng và những hòn đá lì lạ”, “ cột và bao lơn lượn vòng”

- Vượt qua một cái cửa lớn, bị chặn lại vì tác giả ăn mặc có vẻ lạ lùng”

- Qua một đại đường rồi đến một gác tía, qua một cửa nửa tác giả quan sát kĩ “ nhà lớn thật cao và rộng, hai bên hai cái kiệu …trên sập mắc một cái võng điều”

2) Thái độ của tác giả ntn khi bước vào cung?

(nhóm 2 )

Qua con mắt và cảm nghĩ của tác giả ta thấy chúa Trịnh là một nơi đệ hưởng lạc để củng cố quyền uy , xa rời cuộc sống nhân dân, một nơi để hưởng lạc củng cố quyền uy bằng lầu cao cửa rộng che giấu sự bất lực của mình trước tình cảnh của đất nước

⇒ Tác giả đã bị ngợp , bị động trước cảnh uy nghi cẩn mật quá mức tưởng tượng.

3) Thái độ của tác giả khi tiếp xúc với các lương y khác?

( nhóm 3 )

- Thái độ của tác giả: tự coi mình là “quê mùa” → khiêm tốn thân mật với các lương y. Đó là nét nhân cách của ông.

HẾT TIẾT 1 CHUYỂN SANG TIẾT 2:

Hs đọc lại đoạn 3 và gv đưa ra câu hỏi, hs trả lời gv nhận xét chốt ý:

3. Tác giả kể và tả việc đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử

1. Tác giả kể và tả về thâm cung với những chi tiết nào? Qua đó ta thấy chúa Trịnh đã thể hiện cuộc sống vương giả ntn?

- Cảnh thâm cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.

Câu hỏi :

Qua cuộc sống của thế tử, em suy nghĩ ntn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người?

- Thủ tục rườm rà, nhiêu khê: bữa ăn sáng của tác giả ở điếm hậu mã, cảnh mọi người chầu chực hầu thế tử, cảnh chuẩn bệnh kê đơn, phải lạy chào bốn lạy, lại được khen một câu : “ Ông này lạy khéo”

2) Qua lời kể và tả, ta thấy tác giả đã rơi vào thế bị động ntn?

GV giảng:

Chi tiết thế tử khen ông này lạy khéo là chi tiết rất đắt, vì nó vừa chân thực vừa hài hước kín đáo. Nó không chỉ tả cảnh sinh hoạt giàu sang của phủ chú mà còn nói lên quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp bé của người thầy thuốc và thái độ kín đáo khách quan của người kể.

Mối quan hệ vua – tôi làm cho mối quan hệ giữa người ban ơn ( người chữa bệnh) và người hàm ơn ( con bệnh ) trở nên vô nghĩa bất bình đẳng.

→ Nội cung là một cảnh vàng son, nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống thế tử như “ con chim non nhốt trong lồng son”.

HS đọc đoạn cuối, gv giải thích các từ khó và đưa ra câu hỏi:

4. Tác giả nhận định bệnh và đề ra phương án chữa bệnh

1) Cách chuẩn bệnh của Lê Hữu Trác cùng những biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này ?

( hs thảo luận trả lời, gv nhận xét)

GV giảng:

Ông cũng muốn kết hợp việc nâng cao thể lực đồng thời với trị bệnh nhưng ông nghĩ nếu chữa lành quá sớm thì chúa sẽ khen và giữ lại làm quan, điều này ông không muốn. Trong ông có một mâu thuẫn phải trung với chúa nhưng phải tránh việc chúa bắt làm quan nên ông chọn phương sách bồi dưỡng sức khỏe.

- Bồi dưỡng thể lực, thể lực tốt sẽ đuổi được bệnh ( Quan điểm này xuất phát từ cuộc sống của thế tửi và các biểu hiện bên ngoài của bệnh)

- Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà.

2) Qua những phân tích trên, hãy đánh giá chung về tác giả ?

-Hs suy nghĩ, trả lời .

-Gv nhận xét, tổng hợp.

⇒ Đó là người thày thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm ,có lương tâm, có y đức,

⇒ Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, quyền quí, quan điểm sống thanh đạm, trong sạch.

Hoạt động 3: Tổng kết

GV hướng dẫn hs tổng kết:

Qua đoạn trích, Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ? Hãy phân tích những nét đặc sắc đó?

- HS trao đổi, thảo luận,đại diện trình bày.

- GV tổng hợp.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật: Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm

+ Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.

+ Lối kể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc .

+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm .

Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa của đoạn trích?

2. Ý nghĩa văn bản

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.

Hoạt động 4: Hoạt động thực hành

Bài học đã cho em những nhận thức gì về chế độ phong kiến ngày xưa? Em thấy chế độ ta ngày nay có những điểm ưu việt gì trong mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo với nhân dân?

- HS suy nghĩa trả lời.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập sgk trang 9.

IV. Luyện tập:

Bài tập sgk/trang 9:

So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

+ Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

+ Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

+ Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

- Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

+ Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

+ Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

+ Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

4. Củng cố

- GV hệ thống hóa lại kiến thức.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Soạn bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Giáo án Vào phủ chúa Trịnh mẫu 2

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật "tôi" khi bước vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
  • Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông, lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
  • Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật, lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, lựa chọn chi tiết đặc sắc, đan xen văn xuôi và thơ.

2. Kĩ năng:

Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

  • Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.
  • Trân trọng lương y, có tâm có đức.

B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên:

1.1. Dự kiến tổ chức học sinh hoạt động để hiểu bài học:

Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.

1.2. Phương tiện:

Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh:

Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.

C. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức.

2.Giới thiệu bài mới.

Lê Hữu Trác không chỉ nổi danh là một "lương y như từ mẫu" mà còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với tập kí sự đặc sắc " Thượng kinh kí sự" – đây là tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc đồng thời thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả. Để hiểu điều này ta tìm hiểu đoạn trích " Vào phủ chúa Trịnh".

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm