Giáo án bài Tràng Giang

Giáo án bài Tràng Giang

Giáo án bài Tràng Giang thuộc môn Ngữ văn lớp 11 của Huy Cận. Bạn đang băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị bài giảng cho môn dạy của mình như thế nào? Đối với môn Ngữ văn thì lại càng phải cẩn thận và đầy đủ để mang lại cho học sinh những tiết học hấp dẫn. Hệ thống giáo án VnDoc.com xin gửi đến các bạn giáo án điện tử môn ngữ văn lớp 11 bài "Tràng Giang" để bạn cùng tham khảo và có hướng cho bài giảng sắp tới của mình.

Giáo án Ngữ văn lớp 11 bài Đây thôn Vĩ Dạ

TRÀNG GIANG

---- Huy Cận----

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Cảm nhận được cái sầu của “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên mênh mông hiu quạnh, trong đó thắm đượm cả nỗi sầu nhân thế và tấm lòng yêu nước thầm kín của thi sĩ Huy Cận.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp cổ điển trong một bài thơ mới.

2. Kĩ năng:

  • Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
  • Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ:

  • Hiểu và thông cảm tâm trạng cô đơn của thi sĩ
  • Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước.

II. Phương pháp dạy học

  • Phương pháp: thuyết giảng, pháp vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hình ảnh trực quan sinh động…
  • Phương tiện: SGK, SGV, STK, hình ảnh…

III. Chuẩn bị dạy học

  • Giáo viện: SGK, SGV, bài giảng, tư liệu về Huy Cận.
  • Học sinh: SGK, bài soạn.

IV. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giới thiệu bài mới: Dù đã hơn nữa thế kỉ trôi xa, nhưng trên thi đàn dân tộc vẫn phảng phất dư vị ngọt ngào của phong trào Thơ mới. Nổi bật lên trên nền trời nghệ thuật ấy là hồn thơ Huy Cận với tập thơ "Lửa thiêng" thể hiện tâm thế thời đại mang nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước. Đây là tập thơ hay toàn bích, nhuần nhị, đằm thắm, hài hoà Đông - Tây, kim - cổ, kết tinh nhiều giá trị văn hoá truyền thống, mà “Tràng giang” là một trong những thi phẩm xuất sắc.

4. Hoạt động dạy – học:

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung lưu bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

- Mục tiêu: Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Huy Cận; nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, đại ý của bài thơ.

- Cách tiến hành: Phát vấn, làm việc cá nhân,nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

I. Tìm hiểu chung
HS đọc tác phẩm, tìm hiểu tiểu dẫn
, nghe giáo viên đặt vấn đề.
Trình bày những nét chính về cuộc
đời và sự nghiệp của tác giả?

II. TÁC GIẢ:

Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Ân Phú tỉnh Hà Tĩnh.

Lúc nhỏ, ông học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông.

Từ năm 1942, thi sĩ giác ngộ cách mạng, dốc hết tài sức phục vụ cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy chính trị Nhà nước.

Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

Trước CMT8, thơ ông mang nỗi buồn nhân thế; sau CMT8, thế giới nghệ thuật Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác của ông bao gồm những tác phẩm chính sau: Lửa thiêng (1941), Vũ trụ ca(1942),Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa (1960),

Bài thơ cuộc đời (1963). Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần chiến trường xa (1973), Những người mẹ những người vợNgày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), …

HS tìm ý trong phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi.

GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và mở rộng ý cho HS hiểu thêm về tác giả:

Quê hương và gia đình: Huy Cận (1919-2005) sinh ra trong một gia đình nhà nho dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Quê hương và gia đình là một trong những cái nôi nuôi lớn hồn thơ Huy Cận.Nếu cái gốc nho giáo là tố chất cổ điển làm nên phong cách độc đáo của thi sĩ, thì làng Ân Phú với vẻ đẹp buồn bã của thiên nhiên đất nước nơi đây đã để lại dấu ấn khá sâu đậm trong thơ Huy Cận bằng điệu buồn ảo não vùng sơn cước.

Con người: Huy Cận là một công dân Việt Nam yêu nước nồng nàn, mặc dù ông am hiểu nhiều nền văn minh, văn hoá và tiếp nhận nhiều nguồn ảnh hưởng nhưng cái gốc tâm hồn, cái gốc hồn thơ Huy Cận vẫn là ngọn nguồn văn hoá dân tộc Việt Nam. Ở Huy Cận có sự thống nhất hài hoà của nhiều phẩm chất, năng lực như là đối cực.

Ông có tầm nhìn chiến lược và tính cẩn trọng của một nhà lãnh đạo nhưng cũng rất tinh tế, đa cảm, lãng mạn và đam mê của một thi sĩ tài hoa. Ông là người uyên bác, hiểu biết sâu sắc nhiều lĩnh vực: Triết học, tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hoá nhưng vẫn không quên những việc đời thường. Ông quan tâm tới những người thân đến từng việc nhỏ.

Cuộc đời: Huy Cận thuở nhỏ học trường làng, trung học ở Huế; đến 1939 ra Hà Nội học trường Cao Đẳng canh nông, và 1943 tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Tham gia phong trào Việt minh từ năm 1942, và từ 1945 đến ngày nay liên tục giữ các chức hàm Thứ trưởng, hoặc Bộ trưởng, đặc trách văn hoá văn nghệ.

Sự nghiệp sáng tác:

Trước CMT8: Lửa thiêng (1940).

Sau CMT8: Trời mỗi ngày mỗi sáng (1958), Đất nở hoa (1960), …

- Đặc trưng hồn thơ:

Trước CMT8: thơ Huy Cận mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non sông và thân phận con người. Yêu đời và đau đời như là âm bản và dương bản trong tâm hồn Huy Cận.

Sau CMT8: Thơ Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam.

Đánh giá bài viết
4 23.614
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm