Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Chiều tối

Giáo án Ngữ văn lớp 11 bài Chiều Tối của Hồ Chí Minh

Giáo án bài Chiều tối được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trên cả nước với nội dung xây dựng khoa học, chi tiết. Giáo án điện tử bài Chiều tối được VnDoc cung cấp nhằm giúp các thầy cô phân tích được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh thông qua bài thơ. Mời các bạn cùng tham khảo bài giáo án mẫu môn Ngữ Văn lớp 11, bài Chiều tối dưới đây của chúng tôi.

Giáo án Ngữ văn lớp 11 bài Đây thôn Vĩ Dạ

Giáo án bài Lai Tân

Soạn bài chiều tối

CHIỀU TỐI

(Mộ)

- Hồ Chí Minh -

I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này giúp HS nắm được:

1. Về kiến thức:

  • Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ
  • Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghịêt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.
  • Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.

2. Về kỹ năng:

  • Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình.

3. Về thái độ:

  • Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người.
  • Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.

II. Phương pháp, phương tiện

1. Phương pháp:

  • Phương pháp đọc - hiểu.
  • Phương pháp đàm thoại.
  • Phương pháp giảng bình.
  • Phương pháp làm việc nhóm.

2. Phương tiện

SGK Ngữ văn 11 nâng cao - tập 2, sách giáo viên, giáo án, bảng viết.

III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị

- HS đọc trước bài ở nhà (đọc kỹ 3 phần: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

- Chuẩn bị tìm hiểu trước:

  • Tác gia Hồ Chí Minh (xem lại các bài thơ của Bác đã được học ở THCS, bài Phong cách Hồ Chí Minh đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1).
  • Tập thơ Nhật kí trong tù.

IV. Dạy bài mới

1. Ổn định lớp: 30s

2. Giới thiệu bài mới: 30s

Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu về tập thơ Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một tác phẩm cụ thể của Người đó là bài thơ Chiều Tối. Đây là một trong số những bài thơ đặc sắc nhất trong tập thơ Nhật ký trong tù, đồng thời cũng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác.

3. Tiến trình dạy học (38’)

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt

HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác phẩm

- GV: nhắc lại đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh:

+ Hồ Chí Minh (1890- 1969), quê: Nam Đàn, Nghệ An. Người không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: vừa cổ điển vừa hiện đại.

+ Một số tác phẩm đã được học ở THCS: Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Đi đường...

? GV: Dựa và phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn trong SGK, em nào cho cô biết, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Chiều tối và vị trí của nó trong toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù?

- HS dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn (SGK) và trả lời.

- GV nhật xét, chốt ý.

- HS chú ý lắng nghe và ghi chép ý chính.

- GV: Định hướng HS cách đọc bài. Mời 1 – 2 HS trong lớp đọc bài thơ

- HS đọc bài theo định hướng của GV

? GV: Từ văn bản vừa đọc, em hãy cho cô biết thể thơ và cách phân chia bố cục của bài thơ này?

- HS quan sát văn bản và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và cho ghi ý chính.

- HS ghi bài.

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài thơ được sáng tác vào khoảng 4 tháng đầu Bác bị cầm tù – đây là quãng thời gian vô cùng cực khổ của Người.

+ Bài thơ Chiều tối được khỏi hứng ở cuối chằng đường chuyển lao của Bác từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào lúc chiều tối.

2. Vị trí của bài thơ:

Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật ký trong tù, sau bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).

3. Xác định thể thơ và phân chia bố cục văn bản:

- Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Bố cục: Với thể thơ tứ tuyệt, bài thơ có thể tiếp cận theo 2 hướng

+ Theo kết cấu: đề - thực – luận – kết

+ Theo bố cục 2 phần: hai câu đầu (bức tranh thiên nhiên); hai câu cuối (bức tranh sinh hoạt của con người).

=> Từ đặc điểm nghệ thuật chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo hướng thứ hai.

Đánh giá bài viết
9 31.033
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm