Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11
Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ chính luận được trình bày gọn gàng, dễ hiểu. Bài giáo án điện tử Ngữ văn 11 này sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được khái niệm, các loại văn bản và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận; rèn kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
- Nắm được chức năng cơ bản và đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Biết vận dụng kiến thức vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn.
II. Phương tiện dạy học cách thức tiến hành
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
- Công cụ trực quan: trình chiếu PowerPoin.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ phối hợp với phương pháp diễn giảng để tìm hiểu vấn đề.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài cũ
Lời dẫn: Đời sống xã hội rất đa dạng, trong bất cứ lĩnh vực nào từ sinh hoạt chính trị đến văn hóa, giáo dục, văn học... con người cũng cần một loại văn bản tương ứng. Các em đã được tiếp xúc với các phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, sinh hoạt... hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ1: Tìm hiểu một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ chính luận Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm Phong cách ngôn ngữ chính luận. a. Ví dụ TT1: Tìm hiểu ngữ liệu: "Về luân lí xã hội ở nước ta" (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây – Phan Châu Trinh)
TT2: HS trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung b. Tìm hiểu khái niệm TT1: GV phát vấn Từ việc phân tích ngữ liệu trên cho biết khái niệm phong cách ngôn ngữ chính luận? c. Chức năng của Phong cách ngôn ngữ chính luận? TT2: HS trả lời TT3: GV nhận xét, bổ sung | I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Phong cách ngôn ngữ chính luận a. Ví dụ
b. Khái niệm Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. c. Chức năng Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng. |