Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Hai đứa trẻ
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Ngữ cảnh
Giáo án Ngữ văn 11 bài: Luyện tập vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.
- Vận dụng lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.
2. Kĩ năng:
- Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.
- Viết đoạn văn bàn về một vấn đề trong xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác so sánh.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện để sử dụng tốt thao tác lập luận so sánh trong các bài văn.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Hôm trước, chúng ta học thao tác lập luận so sánh để củng cố lí thuyết hôm nay ta học bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.
Hoạt động của GV và HS. | Yêu cầu cần đạt. |
* Hoạt động 1. GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi: - Thế nào là lập luận so sánh tương đồng? - Thế nào là lập luận so sánh tương phản? * Hoạt động 2. Hướng dẫn HS vận dụng làm bài tập SGK. Trao đổi thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện nhóm lên bảng trình bày. Nhóm 1: Bài tập 1 - Nội dung so sánh là gì? - Đây là so sánh giống nhau hay so sánh khác nhau? Điểm giống nhau là gì? Nhóm 2: Bài tập 2 - So sánh về vấn đề gì? - So sánh nhằm mục đích gì? Nhóm 3: Bài tập 3 - Tìm sự giống nhau? - Tìm sự khác nhau giữa hai nhà thơ? Bài tập 4: Gv hướng dẫn học sinh về nhàm làm. GV đọc cho HS đoạn mẫu có sử dụng thao tác so sánh. | I. Ôn tập về lập luận so sánh. - Thế nào là so sánh? Có mấy cách so sánh? - So sánh tương đồng: So sánh để thấy được sự giống nhau giữa các đối tượng. - So sánh tương phản: So sánh để thấy được sự khác nhau giữa các đối tượng. II. Luyện tập. Bài tập1. - Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ: + Điểm giống nhau: Đều rời quê hương đi xa từ lúc trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Khi trở về đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình. + Hai nhà thơ sống ở hai thời đại cách xa nhau hơn một nghìn năm, có tâm sự giống nhau: Khoảng khắc giật mình với những tiếc nuối, bâng khuâng. Bài tập 2. - Học cũng như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. - Mùa xuân, mùa thu chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch được ít, càng về sau thu hoạch được nhiều hơn. Học thì lúc đầu khó khăn. về sau hiểu dần, khôn lớn trưởng thành - có học vấn. -> Trồng cây thì tăng thu nhập kinh tế. Học tập thì trưởng thành về trí tuệ. Bài tập 3. - So sánh ngôn ngữ trong hai bài thơ của bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương: + Giống nhau: Cùng là thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ cách gieo vần, luật đối chặt chẽ. + Khác nhau: Thơ Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày như từ: tiếng gà, trên bom. Mõ thảm,… và cả những từ có vần hiểm hóc như: cớ sao om; già tom; mõm mòm… Có một câu dùng nhiều từ Hán Việt “Tài tử văn nhân ai đó tá?” => Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch. Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như: hoàng hôn; mục tử; cô thôn;…và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài. => Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng đài các. Bài tập 4. - Tham khảo đoạn văn so sánh tương phản: Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt... các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ, xinh xắn, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi; ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đỗng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi..., cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu...(Lưu Trọng Lư). |
4. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc bài tham khảo.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.