Giáo án Ngữ văn 11 bài Nghĩa của câu
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 bài nghĩa của câu
Giáo án Ngữ văn 11 bài Nghĩa của câu được biên soạn kỹ lưỡng, nội dung được sắp xếp và xây dựng khoa học nhằm giúp các em học sinh nhanh chóng hiểu được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu. Bài giáo án mẫu lớp 11 môn Ngữ văn còn nhận dạng và phân tích được hai thành phần nghĩa của câu; rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
NGHĨA CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc, phát vấn, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung bài học:
Hoạt động của GV&HS | Nội dung cần đạt |
*HĐ1: làm việc cá nhân/ nhóm Gv: Gọi học sinh đọc ngữ liệu - Hs trả lời câu hỏi a tr.6.TL nhóm - Hsinh trả lời câu hỏi b trang 6 Gv: Gọi hsinh nhận xét, gv bổ sung. Gv: Nhận xét lại | I. Hai thành phần nghĩa của câu 1. Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi - Ở cặp câu a1/a2 đều nói đến sự việc CP từng có một thời "ao ước có 1 gia đình nho nhỏ" nội dung câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (nhờ từ hình như) còn Câu 2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra. - Ở cặp b1/b2 đều đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng (nếu tôi nói) câu b1 t/h sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc (sviệc có nhiều khả năg xảy ra) còn b2 chỉ đơn thuần nói đến sự việc. → Hai câu trong mỗi cặp đều đề cập đến cùng 1 sự việc thái độ đánh giá sự việc của người nói khác nhau. 2. Nhận xét - Câu thường có hai thành phần nghĩa: Nghĩa SV, nghĩa TT - 2 nghĩa này luôn hoà quyện vào nhau ,ghĩa TT có thể biểu hiện riêng rẽ và tường minh bằng các từ ngữ TT (thành phần TT). Có trường hợp tách riêng từ ngữ TT thành 1 câu độc lập. Lúc đó câu chỉ có nghĩa TT, mà không có nghĩa sự việc và ngược lại. - Nghĩa TT là 1 loại nghĩa phức tạp, gồm nhiều khía cạnh: Sự nhìn nhận, đgiá của người nói đối với sự việc và thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. |