Giáo án Ngữ văn 12 bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12
Giáo án Ngữ văn 12 bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình xây dựng bài học giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được những giá trị cơ bản của văn học, vận dụng những hiểu biết về giá trị văn học để phân tích có chiều sâu các tác phẩm văn học và có thể cảm thụ tác phẩm văn học ở cấp độ cao nhất.
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được những giá trị cơ bản của văn học.
- Hiểu được những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Anh (chị) thấy văn học có giá trị như thế nào và anh (chị) đã tiếp nhận được ở văn học những gì?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Đúng, văn học cso giá trị rất lớn trong cuộc sống con người. Ngay từ cách đây hơn 2300 năm, nhà triết học A-ri-xtốt đã đưa ra khái niệm "thanh lọc"-văn chương "thanh lọc" tâm hồn con người, khiến con người trở nên cao đẹp hơn.
Năm 1813, nhà mĩ học người Đức Vin-hem Phôn Hun-bôn, khi nhàn cảnh chiến địa gần Lép-dích, nơi số phận hai nước Pháp và Đứa vừa được quyết định, đã nói với bạn của mình rằng: "các quốc gia thì bị tiêu huỷ, mà câu thơ đẹp thì vẫn cứ còn". Lúc đó ông vừa đọc xong vở kịch A-ga-men-nông của Ét-sin và đang hết sức xúc động trước những cao trào trữ tình và những cảnh bi đát của vở kịch ấy.
Nhà văn Thạch Lam cũng đã từng tâm niệm: văn chương "làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Những sáng tác của ông, theo bà Nguyễn Thị Thế- chị gái nhà văn: "Hai mươi năm nữa người ta có thể quên tôi và anh tôi- Nhất Linh, Hoàng Đạo. Nhưng hai mười năm nữa người ta không thể quên em tôi- Thạch Lam".
Những vấn đề dẫn chứng trên đây đã phần nào cho thấy giá trị của văn học. Vậy cụ thể đó là những giá trị gì và những giá trị ấy được tiếp nhận như thế nào? Bài học sau đây sẽ giúp chúng ta kham phá điều đó.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò | Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu các giá trị của văn học. Giáo viên nêu câu hỏi: Thế nào là giá trị văn học? Văn học có những giáo trị cơ bản nào? Học sinh dựa và nội dung Sgk và nhận thức cá nhân để trả lời câu hỏi. Một học sinh đọc mục 1 (phần I-Sgk). Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị nhận thức và cho ví dụ. Học sinh đọc hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị nhận thức. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. | I. Giá trị văn học. * Khái quát chung: - Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống. - Những giá trị cơ bản:
1. Giá rị nhận thức * Cơ sở: - Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu về nhận thức. |