Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 bài 3: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 3: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

  • Văn bản thuyết minh và các PP thuyết minh thường dùng.
  • Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng:

  • Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
  • Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.

3. Thái độ: Từ việc sử dụng một số các yếu tố nghệ thuật trong VBTM, HS say mê tìm hiểu về cuộc sống, quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:

*Ôn tập văn bản thuyết minh:

?Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các PPTM thường dùng?

à HS trả lời, GV chốt lại

*Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật?

Đọc văn bản- Thảo luận nhóm:

- N1: Cho biết đối tượng cần thuyết minh và thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng ấy?

- N2: Tác giả đã vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? (gợi ý: có miêu tả, so sánh, nhân hoá không? Chỉ ra?)

- N3: Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?

- N4: Tác giả đã vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? (gợi ý: có tưởng tượng, liên tưởng không? Chỉ ra?)

- HS trình bày, GV chốt lại

?Ngoài ra, trong văn bản thuyết minh, để sinh động, người viết còn có thể vận dụng các phương pháp nghệ thuật nào khác?

?Như đã học ở lớp 8, khi vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh, chúng ta cần chú ý điều gì?

→ HS đọc ghi nhớ

*HĐ2: Luyện tập:

* Bài tập 1: (SGK) Cho HS đọc văn bản. HS trình

bày tại chỗ

- Tích chất của văn bản TM: Bài văn có tính

chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc,

người nghe tri thức khách quan về loài ruồi.

- Tính chất ấy được thể hiện ở các phương pháp

miêu tả

cụ thể:

+ Đ/ nghĩa: Con là ruồi xanh, thuộc họ côn trùng

2 cánh…

+ Phân loại: ruồi trâu, ruồi vàng, ruồi giấm…

+ Nêu số liệu: 6 triệu vi khuẩn, 28 triệu vi khuẩn

T 4 – T 8 -> 19 triệu tỷ con ruồi.

+ Liệt kê: Vệ sinh, truồng lợn, nhà ăn, quán vỉa hè….

Bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B… Mắt ruồi …. Chân ruồi…

- Bài thuyết minh có đặc điểm đặc biệt:

+ Như là văn bản tường thuật phiên tòa

+ Như một câu chuyện kể về loài ruồi.

- Các biện pháp nghệ thuật: Miêu tả, kể, ẩn dụ,

nhân hóa. (loài ruồi có suy nghĩ hoạt động)

=> Các biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết

minh thêm sinh động, hấp dẫn.

Giao bài tập về nhà.

- Làm bài tập 2 (SGK). Bà kể chim cú kêu ® có ma: Ngộ nhận hồi ức tuổi thơ.

I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:

1.Ôn tập văn bản thuyết minh:

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản

thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Nhằm trình bày, giới thiệu, giải thích…

các đối tượng, sinh vật, họat động.

- Mục đích cung cấp tri thức ( hiểu biết)

về đối tượng, GT, TM.

- Tích chất: Khách quan, cảm xúc.

- Các tác phẩm thuyết minh: định nghĩa,

nêu ví dụ, số liệu, liệt kê, so sánh, phân loại, đối chiếu…

2.Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật?

- Đối tượng cần thuyết minh: Vẻ đẹp vịnh Hạ Long

- Đặc điểm đối tượng: Sự kỳ lạ của Đá và Nước

- TC thuyết minh: Khách quan, chính xác.

- P.pháp: liệt kê.

- Các biện pháp:

+ M tả: “Chính nước làm cho đá sống dậy… có tâm hồn….”

+Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú: “nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách, góc độ, tốc độ di chuyển của du khách…”

+ Nhân hóa, so sánh

-> Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản thuyết minh:

+ Kể chuyện

+ Tự thuật (tự thuyết minh)

+Đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…

-> Không lạm dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

-> Ghi nhớ SGK

II.Luyện tập:

- BT1: Bài thuyết minh có đặc điểm đặc biệt:

+ Như là văn bản tường thuật phiên tòa

+ Như một câu chuyện kể về loài ruồi.

- Các biện pháp nghệ thuật: Miêu tả, kể, ẩn dụ,

nhân hóa. (loài ruồi có suy nghĩ họat động)

=> Các biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết

minh thêm sinh động, hấp dẫn.

- BT2: Bà kể chim cú kêu -> có ma: Ngộ nhận hồi ức tuổi thơ

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Nêu các biện pháp nghệ thuật thường được vận dụng trong văn bản thuyết minh? Những điều cần chú ý?

*HD: Học bài, làm BT 2, chuẩn bị bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Đánh giá bài viết
15 4.275
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm