Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 bài 36: Văn học địa phương - Từ biệt cố nhân

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 36: Văn học địa phương - Từ biệt cố nhân được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Hiểu thêm về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp Nam Bộ.

2. Kĩ năng: Tìm hiểu văn bản, cảm nhận tình bạn thắm thiết, tình yêu quê hương và tinh thần bất hợp tác với giặc Pháp của tác giả.

3. Thái độ: Cảm xúc sâu sắc về một nhân cách, một cuộc đời.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, xem lại các truyện đã học, tự học:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Đọc - hiểu chú thích:

- HS đọc, tìm hiểu từ khó

?Em hiểu gì về HCST của bài thơ?

*HĐ2: Đọc - hiểu văn bản:

*Nội dung:

Chia tổ:

+Nhóm 1: Nội dung nhan đề tác phẩm

+Nhóm 2: Tâm trạng của tác giả trong cuộc chia tay

+Nhóm 3: Câu 2

+Nhóm 3: Câu 3

à HS trình bày, nhận xét:

?Tấm lòng của tác giả với quê hương, Tổ quốc? Qua đó, tác giả giáo dục tinh thần gì đối với chúng ta?

*Nghệ thuật:

?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và giọng thơ trong bài?

*Ý nghĩa văn bản:

?Bài thơ thể hiện tấm lòng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào? Từ đó, giáo dục mọi người điều gì?

*HĐ3: HD HS luyện tập

I. Đọc - hiểu chú thích:

1. Đọc - từ khó (SGK)

2. HCST:

Bài thơ được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác năm 1862 khi ông phải chia tay những người bạn cùng chí hướng chống Pháp ở Cần Giuộc - Long An sau khi triều đình Huế kí hoà ước Nhâm Tuất (5/6/1862) cắt nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, Nguyễn Đình Chiểu về Ba Tri tạm lánh.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Nội dung:

- Nhan đề “Từ biệt cố nhân”: từ biệt chốn cũ, người thân, bạn bè cùng chí hướng quê hương làng mạc để lánh không sống trong vùng giặc tạm chiếm.

- Phải từ biệt chốn cũ đối với Nguyễn Đình Chiểu là một sự đau xót và bất đắc dĩ “Day… đất khách”

- “Vì câu danh nghĩa phải ra đi”

+Danh nghĩa: luân lí, đạo đức, lẽ sống của người Việt Nam lúc bấy giờ. Không chịu ở trong vùng giặc chiếm đóng, cốt tỏ lòng yêu Tổ quốc, không cộng tác với giặc, cùng bạn bè cùng chí hướng chống Pháp đến Ban Tri tạm lánh.

- “Chén rượu…mà!”:

+Chén rượu thề nguyền cùng nhau giữ trọn tấm lòng son với đất nước.

+Nhớ nhau ngày khác: đành hẹn gặp lại nhau một ngày không biết trước. Đấy là một sự ra đi bất đắc dĩ “dạ xót xa”.

-> Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc

2. Nghệ thuật:

- Cách thức sử dụng ngôn ngữ thể hiện nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

- Giọng thơ bút pháp trữ tình sâu lắng của tác phẩm với thể thơ Đường luật.

3. Ý nghĩa văn bản:

(Ghi nhớ - tài liệu)

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Giải thích nhan đề tác phẩm?

*HD: Học bài, thuộc bài, thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng (tt).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm