Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 bài 37: Tổng kết từ vựng

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 37: Tổng kết từ vựng được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.

2. Kĩ năng: Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, Đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Tích cực vận dụng các từ vựng trong giao tiếp và tạo lập VB.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Từ đơn và từ phức:

GDKNS: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về từ vựng tiếng Việt, cách lựa chọn, sử dụng từ thích hợp trong giao tiếp.

1. Ôn khái niệm:(PP hỏi- trả lời)

- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Xét về cấu tạo từ có 2 loại:

- Từ đơn: Chỉ có một tiếng (nhà, xe, đẹp, ngủ, ăn ...)

- Từ phức: có từ 2 tiếng trở lên từ phức bao gồm từ ghép (ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa) và từ láy (từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng)

2. BT:

- Xe đạp, học hành, ăn mặc, xinh đẹp..…-> từ ghép.

- Thơ thẩn, thung dung, lênh nghênh, long đong.... -> từ láy

3. BT:

Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

*HĐ2: Thành ngữ:

1.Ôn khái niệm:

? Thành ngữ là gì?

? Nghĩa của thành ngữ được hình thành dựa trên cơ sở nào?

- Là cụm từ có tính cố định ( cấu tạo ổn định), nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng biểu trưng và giàu cảm xúc. Nghĩa của thành ngữ thường được suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... Đặc biệt tính biểu trưng hóa, tức lấy tính chất của sự việc, sự vật cụ thể để biểu thị các tính chất, đặc điểm khái quát là đặc trưng ngữ nghĩa nổi bật của Thành ngữ.

? Phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ?

- Thành ngữ khác Tục ngữ:

+ Thành ngữ có cấu tạo là 1 cụm từ chưa thành câu.

+ Sử dụng không độc lập, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu hoặc tự mình làm thành phần câu.

+ Tục ngữ có cấu tạo là một câu, sử dụng tương đối độc lập biểu thị khái niệm sống KN, tự nhiên, XH.

HS: làm BT 2, 3, 4 (SGK)

GV: Chia theo tổ nhóm HS tự tìm thành ngữ theo 2 loại. Mỗi tổ nhóm giải thích và đặt câu với 1 thành ngữ.

- a: hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.

- b: Làm việc không đến nơi, đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm

- c: Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.

- d: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.

- e: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.

*HĐ3: Nghĩa của từ

1. Ôn khái niệm: (PP hỏi đáp)

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

VD: Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

2, 3. BT: HS thực hành và trình bày (Thảo luận cặp đôi)

- BT2: xấu - đẹp, xa- gần, rộng - hẹp.

*HĐ4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

1. Ôn khái niệm: (PP hỏi đáp)

- Từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa

- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển)

2. BT: + Câu thơ: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà.

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

Nghiã chuyển (lâm thời): không làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, chưa làm thay đổi nghĩa từ.

- Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa phải dặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong VB.

I. Từ đơn và từ phức:

1. Ôn khái niệm:

- Từ và cấu tạo từ: SGK NV 6 t1 trang 14

- Từ ghép, từ láy: SGK NV 7 t1, trang 13, 41

2, 3. HS làm bài tập SGK

II. Thành ngữ:

1. Ôn khái niệm:

SGK NV 7 t1, trang 143

2. BT

- Tục ngữ: Gần mực…, chó…

- Giải thích nghĩa từng câu:

3.BT:

- Động vật: Lên xe xuống ngựa, mèo mả gà đồng…

- Thực vật: cây nhà lá vườn, cưỡi ngựa xem hoa…

4.BT:

- Bảy nổi ba chìm

- Quạt nồng ấp lạnh

III. Nghĩa của từ

1. Ôn KN:

SGK NV 6 t1 trang 35

2. BT: Chọn cách hiểu a.

3. BT: Cách b là đúng,

Cách a sai vì dùng cụm danh từ để giải nghĩa cho 1 tính từ.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

1. Ôn KN:

SGK NV 6 t1 trang 55

2. BT:

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Tìm trường từ vựng về hoạt động của mắt?

*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị ý kiến trả bài viết số 2

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm