Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Phép phân tích và tổng hợp

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài: Phép phân tích và tổng hợp được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
  • Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp
  • Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp

2. Kĩ năng:

  • Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp
  • Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và Đọc - hiểu văn bản nghị luận.

3. Thái độ: Vận dụng có hiệu quả hai phép lập luận này khi viết văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: Đọc trước bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp

PP: Thảo luận nhóm

?Đọc văn bản “Trang phục trong sách giáo khoa?

?Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục?

?Vì sao “không ailàm cái điều phi lí như tác giả nêu ra?

?Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người?

?Tác giả đã dẫn chứng, làm sáng tỏ vấn đề bằng phép lập luận gì?

?Cuối cùng tác giả đã khẳng định lại một nguyên tắc quan trọng trong trang phục là gì?

?Bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ?Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong văn bản?

?Vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào?

?Khái niệm về phép phân tích, tổng hợp? Mối quan hệ giữa hai phép lập luận này?

TIẾT 2

*Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập

PP: Thảo luận nhóm

1. Bài tập 1 sgk

?Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn?

- HS thảo luận.

- Nhận xét, bổ sung

- GV tổng kết

?Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?

?Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách?

- HS thảo luận.

- Nhận xét, bổ sung

- GV tổng kết

?Em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:

1. Ví dụ: (SGK)

- Không ai ăn mặc chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giầy có bít tất đầy đủ nhưng lại phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt .

-> Sự thiếu chỉnh tề, không đồng bộ ấy trông chướng mắt

- Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung (công cộng) và riêng (tùy công việc, sinh hoạt)

- Ăn mặc phù hợp với đạo đức, giản dị, hòa mình vào cộng đồng.

-> Phép lập luận phân tích

-> Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp

-> Phép tổng hợp, thường đặt ở vị trí kết bài.

2. Kết luận:

- Vai trò: để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.

- Phép phân tích.

- Phép tổng hợp

- Mối quan hệ của hai phép lập luận này: đối lập nhưng không tác rời. PT rồi -> phải TH mới có ý nghĩa, mặt khác dựa trên cơ sở PT thì mới có thể TH được.

II. Luyện tập:

*Bài tập 1

Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản “Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.

Gợi ý:

Chú ý thứ tự khi phân tích:

Học vấn là của nhân loại.

Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại.

- >Sách là kho tàng quý báu.

- Nếu chúng ta… Nếu xóa bỏ… làm kẻ lạc hậu.

*BT2: Những lí do phải chọn sách mà đọc:

- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.

- Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.

- Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan nhau, là chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.

*Bài tập 3

- Không đọc không có điểm xuất phát cao

- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức

- Không chọn lọc sách, đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.

- Đọc ít mà kĩ còn hơn đọc nhièu mà qua loa, không có lợi gì.

*BT4:

- Qua sự phân tích lợi –hại, đúng – sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục:

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Khái niệm, vai trò, mối quan hệ của hai phép phân tích và lập luận?

*HD: Học bài, Làm lại bài tập SGK, chuẩn bị bài Luyện tập phép phân tích và tổng hợp.

Đánh giá bài viết
2 4.682
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm