Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 3

Giáo án Chính tả lớp 4

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 3 Chính tả được biên soạn chi tiết cho các thầy cô tham khảo hướng dẫn các em học sinh làm các dạng bài tập Chính tả lớp 4 nắm được quy tắc viết hoa tên riêng, biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Chính tả: (Nghe - viết)

ÔN TẬP (Tiết 3)

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bài đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.

- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định: - Hát.

2. Bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng nhắc lại nội dung tiết trước.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: GTB: Trong tiết ôn tập này, các em sẽ luyện nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một truyện ngắn kể về phẩm chất đáng quý (tự trọng, biết giữ lời hứa) của một cậu bé. Tiết học còn giúp các em ôn lại các quy tắc viết tên riêng.

HĐ 1: - Hướng dẫn viết chính tả:

- GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.

- Hỏi HS về cách trính bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.

- GV nhận xét đánh giá.

* Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày.

- GV nhận xét đánh giá.

HĐ 2: Viết chính tả:

- GV đọc cho HS viết.

- GV đọc lại cho HS soát lỗi.

- GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá.

HĐ 3: - Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Y/cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài.

a) Em bé được giao nhiệmvụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

b) Vì sao trời đã tối, em không về?

c) các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?

d) Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.

Bài 3:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Phát phiếu cho nhóm 4 HS.

- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV chốt ý đúng.

- HS hát.

2 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

1 HS đọc lại.

2 HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS luyện viết các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS viết.

- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.

- HS lắng nghe.

Bài 1:

1 HS nêu y/c bài tập.

- HS thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở.

a) Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.

b) Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c) Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.

d) Không được, trong mẩu truyện trên có 2 cuộc đối thoại- cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.

- HS nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.

- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng.

- HS các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS nhận xét chữa bài (nếu sai).

Các loại tên riêng

Quy tắt viết

Ví dụ

1. Tên riêng, tên địa lí Việt Nam.

- Viết hoa chữ cái đầu vủa mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- Hồ Chí Minh.

- Điện Biên Phủ.

- Trường Sơn, …

2. Tên riêng, tên địa lí nước ngoài.

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối

- Lu-I a-xtơ.

- Xanh Bê-téc-bua.

- Tuốc-ghê-nhép.

- Luân Đôn.

- Bạch Cư Dị...

4. Củng cố:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

5. Dặn dò:

- Dặn HS xem lại các lỗi đã viết sai bài chính tả và chuẩn bị bài: Ôn tập.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

Giáo án Tiếng Việt 4 phần Ôn tập giữa học kì 1 - Chính tả soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 4 trên lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử Tiếng việt 4

    Xem thêm