Giáo án Tin học 6 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính (Tiếp theo)

Giáo án Tin học 6 bài 11

Giáo án Tin học 6 bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính (Tiếp theo) là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Bước đầu hiểu khái niệm tệp, thư mục, đĩa và đường dẫn.
  • Biết vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên máy tính.
  • Hiểu cấu trúc cây thư mục.
  • Biết các thao tác chính với tệp, thư mục.

2. Kĩ năng: Thực hiện các thao tác với tệp, thư mục.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức vươn lên, vượt qua khó khăn, tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Em hãy cho biết thư mục là gì? Tệp tin là gì?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu về đường dẫn.

+ GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK.

+ GV: Lấy ví dụ đặt vấn đề để các em hình dung thế nào là đường dẫn.

+ GV: Em hãy hình dung địa chỉ nơi em ở. Giả sử.

- Xã là ổ đĩa.

- Thôn em là thư mục.

- Nhà em là tệp tin.

+ GV: Vậy nếu muốn tìm địa chỉ nhà em ta phải tìm như thế nào.

+ GV: Vậy quá trình đó được thể hiện như sau.

Xã\Làng\Nhà → Đường dẫn.

+ GV: Tương ứng với giả thiết:

Ổ đĩa/thư mục/tệp tin → Đường dẫn.

+ GV: Cho HS quan sát hình sau:

Khối 6/lớp 6A1/Thẻ học sinh.

+ GV: Như vậy đây có phải là đường dẫn không.

+ GV: Từ những gợi ý trên em hãy rút ra khái niệm đường dẫn?

+ GV: Dấu để ngăn cách giữa các thư mục là dấu gì.

+ GV; Cho HS quan sát cây thư mục sau.

+ GV: Em hãy chỉ ra đường dẫn tới thẻ học sinh lớp 6B.

+ GV: Hướng dẫn HS quan sát đường dẫn trên máy tính.

+ GV: Hướng dẫn HS cách mở và nhận biết các đường dẫn.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Đọc và tìm hiểu nội dung trong SGK.

+ HS: Lắng nghe, quan sát và nhận xét.

+ HS: Quan sát và hình dung ý tưởng của GV.

+ HS: Liên hệ với thực tiễn tại địa phương mình cư trú.

+ HS: Ta phải tìm Xã trước, sau đó là tìm đến Thôn và cuối cùng là tìm đến địa chỉ nhà em.

+ HS: Theo dõi lắng nghe → liên hệ với địa phương.

+ HS: Xã Đạ Long\Thôn 2\136.

+ HS: Tương ứng với giải thiết đặt ra trong SGK. Rút ra nhận xét và kết luận về đường dẫn.

+ HS: Quan sát hình suy nghĩ chuẩn bị trả lời câu hỏi.

+ HS: Hình trên đã thể hiện đây là đường dẫn.

+ HS: Nêu khái niệm đường dẫn trong SGK trang 46.

+ HS: Đó là dấu /.

+ HS: Quan sát hình, suy nghĩ chuẩn bị trả lời.

+ HS: Trả lời câu hỏi của GV dựa trên hình ảnh.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, nhận biết đường dẫn.

+ HS: Thực hiện các thao tác của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

3. Đường dẫn.

Đường đẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu “\”, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng.

Hoạt động 2: (24’) Tìm hiểu các thao tác chính với tệp và thư mục.

+ GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK.

+ GV: Thực hiện các thao tác chính với tệp và thư mục và hướng dẫn cho các em quan sát:

+ GV: Xem thông tin về các tệp và thư mục. Tạo thư mục mới. Xóa. Đổi tên. Sao chép. Di chuyển.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác GV đã thực hiện.

+ GV: Gọi một số HS lên thực hiện thao tác.

+ GV: Nhận xét đánh giá, rút ra kết luận.

+ GV: Hướng dẫn lại các thao tác cho HS quan sát nhận biết.

+ GV: Yêu cầu các HS thực hiện theo cá nhân trên máy tính.

+ GV: Quan sát hướng dẫn các em thực hiện các thao tác khó.

+ GV: Gọi đại diện một số HS lên bảng thực hiện thao tác mẫu.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và nhận xét thao tác của bạn.

+ GV: Sửa các thao tác sai mà các em hay mắc phải.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Đọc và tìm hiểu nội dung trong SGK.

+ HS: Quan sát, ghi nhớ thao tác, ghi nhớ các thao tác thực hiện.

+ HS: Chú ý quan sát các thao tác mẫu của GV thực hiện, thực hiện theo dưới lớp.

+ HS: Một số HS nhắc lại các thao tác của GV đã thực hiện.

+ HS: Một số HS lên thực hiện thử các thao tác.

+ HS: Tập trung quan sát → ghi nhớ bài học.

+ HS: Quan sát thao tác của GV thực hiện.

+ HS: Các cá nhân thực hiện theo dưới sự giám sát của GV.

+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện các thao tác mẫu cho các bạn khác quan sát.

+ HS: Nhận xét các bước thực hiện của bạn mình.

+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

4. Các thao tác chính với tệp tin và thư mục:

- Xem thông tin về các tệp và thư mục;

- Tạo thư mục mới;

- Xóa;

- Đổi tên;

- Sao chép;

- Di chuyển.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Về nhà ôn lại các thao tác. Xem trước nội dung bài tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Đánh giá bài viết
2 384
Sắp xếp theo

Giáo án Tin học 6

Xem thêm