Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 7: Thực hành tổng hợp (Tiếp theo)

Giáo án Tin học 7

Giáo án Tin học 7: Thực hành tổng hợp (Tiếp theo) được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 7 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 7 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Tuần: 16

Tiết: 31

THỰC HÀNH TỔNG HỢP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh vận dụng lý thuyết đã được học vận dụng làm các bài toán thực tế.

2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức tổng hợp học kì I.

3. Thái độ: Tinh thần tự giác học tập, có ý thức và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

7A1:……………………………………………………………………………

7A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

Thông qua nội dung bài thực hành tổng hợp.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (43’) Tìm hiểu nội dung bài tập 3

+ GV: Đưa ra nội dung của bài tập thực hành 3 cho các em tự thực hiện theo cá nhân.

+ GV: Cho HS nhập nội dung bảng tính theo mẫu đưa ra.

+ GV: Quan sát quá trình thực hiện của HS giúp đỡ các HS yếu.

+ GV: Đưa ra cầu của bài tập để các em thực hiện:

1. Thực hiện điều chỉnh độ rộng của cột sao cho phù hợp với dữ liệu nhập vào.

2. Tính cột thành tiền theo công thức (Chỉ số mới – Chỉ số cũ)*đơn giá.

3. Thực hiện sao chép công thức tạo ra vào các ô tính khác.

4. Sử dụng hàm thích hợp tính tổng số tiền phải trả.

5. Sử dụng hàm thích hợp tính trung bình số tiền phải trả.

6. Sử dụng hàm thích hợp và cho biết số tiền phải trả là cao nhất bao nhiêu.

7. Sử dụng hàm thích hợp và cho biết số tiền phải trả là thấp nhất bao nhiêu.

8. Thực hiện lưu bài với thuchanh.

+ GV: Yêu cầu HS thực hiện.

+ GV: Quan sát quá trình thực hành của HS sửa sai, giúp đỡ những HS thực hành còn yếu.

+ GV: Gọi một số HS bất kỳ lên thực hiện các thao tác.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác các em hay sai.

+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các thao tác trên.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và nhận xét nội dung trên.

+ GV: Trình chiếu một số bài thực hiện tốt cho HS quan sát và học tập theo bài làm của bạn.

+ GV: Đưa ra các bài tập các em còn mắc lỗi và cho các bạn nhận xét và sửa lỗi.

+ GV: Củng cố lại các thao tác các em đã được tìm hiểu trong bài.

+ HS: Tìm hiểu thông tin về bài tập thực hành 3 thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ HS: Thực hiện nhập bảng tính theo mẫu của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của GV.

+ HS: Chú ý các yêu cầu của GV đưa ra:

1. Thực hiện điều chỉnh độ rộng cột sao cho phù hợp với các dữ liệu có trong bảng.

2. Thành tiền = (Chỉ số mới – Chỉ số cũ)*đơn giá.

3. Thao tác các bước sao chép công thức tới các ô tính khác.

4. Sử dụng hàm tính tổng thực hiện =SUM(a, b, c, …)

5. Sử dụng hàm tính trung bình cộng thực hiện =AVERAGE(a,b,c)

6. Sử dùng hàm xác định giá trị lớn nhất =MAX(a, b, c…)

7. Sử dùng hàm xác định giá trị nhỏ nhất =MIN(a, b, c…)

8. File → Save (thuchanh.xls).

+ HS: Thực hiện theo yêu cầu.

+ HS: Sửa những sai sót, làm theo sự hướng dẫn của GV.

+ HS : Một số HS lên thực hiện thao tác.

+ HS: Chú ý quan sát các thao tác mẫu của GV.

+ HS: Một số em lên bảng thực hiện thao tác theo yêu cầu.

+ HS: Nhận xét bổ xung các thao tác cho hoàn thiện.

+ HS: Quan sát bài làm tốt của bạn mình và học tập.

+ HS: Nhân xét và tiến hành khắc phục các lỗi trên.

+ HS: Rèn luyện các kỹ năng thao tác còn yếu.

3. Bài tập thực hành 3:

1. Thực hiện điều chỉnh độ rộng của cột sao cho phù hợp với dữ liệu nhập vào.

2. Tính cột thành tình theo công thức (Chỉ số mới – Chỉ số cũ)*đơn giá.

3. Thực hiện sao chép công thức tạo ra vào các ô tính khác.

4. Sử dụng hàm thích hợp tính tổng số tiền phải trả.

5. Sử dụng hàm thích hợp tính trung bình số tiền phải trả.

6. Sử dụng hàm thích hợp và cho biết số tiền phải trả là cao nhất bao nhiêu.

7. Sử dụng hàm thích hợp và cho biết số tiền phải trả là thấp nhất bao nhiêu.

8. Thực hiện lưu bài với thuchanh.

Bảng phụ lục bài thực hành:

TIỀN ĐIỆN

STT

Tên chủ hộ

Chỉ số trước

Chỉ số sau

Đơn giá

Thành tiền

1

Ha Biêng

110

180

5000

2

K’ Bé

45

75

5000

3

Ha Ang

74

94

5000

4

K’ Binh

56

76

5000

5

Ha Sang

130

200

5000

6

Ha Bang

98

156

5000

7

K’ Úc

78

100

5000

8

Văn

44

66

5000

9

Ha Hùng

80

98

5000

10

Ha Sơn

78

120

5000

Tổng số tiền phải trả

Số tiền điện phải trả cao nhất là

Số tiền điện phải thấp nhất là

Trung bình số tiền phải trả

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài tập thực hành.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn lại nội dung bài tập đã được thực hiện. Ôn lại các thao tác với bảng tính.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...........................................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án tin học 7

    Xem thêm