Giáo án Tương Tư

Giáo án bài thơ Tương tư

Giáo án bài Tương tư trong chương trình Ngữ văn 11 dành cho quý thầy cô cùng tham khảo để có thêm tư liệu soạn giáo án, đồng thời giúp cho quá trình truyền đạt tri thức đến các em học sinh cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúc quý thầy cô và các em có tiết học hay.

Bài giảng Tương tư Ngữ văn 11

TƯƠNG TƯ

(2 tiết)

A. Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:

  • Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị.
  • Nhận ra được vẻ đẹp của một bài Thơ mới đậm đà phong vị ca dao.

B. Phương tiện thực hiện:

  • SGK Ngữ Văn 11 (nâng cao).
  • SGV Ngữ Văn 11(nâng cao).
  • Thiết kế bài soạn Ngữ Văn 11 (nâng cao) (tập 1-2).
  • Giáo án điện tử, phiếu học tập.

C. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5-10 phút)

  • Anh (Chị) có nhận xét gì về phong cảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang?
  • Các hình ảnh và âm thanh trong bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Anh chị cảm nhận thế nào về tâm trạng đó?

3. Giới thiệu bài mới:

  • Chiếu cho HS xem một số hình ảnh về làng quê Việt Nam.

D. Nội dung bài giảng:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

HĐ1: Tìm hiểu chung về tác giả và bài thơ.

? Hãy rút ra những nét nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bính?

HS thực hiện.

GV định hướng: Hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống tự lập, một vùng quê dệt lụa giúp hình thành một hồn thơ mộc mạc, giản gị nhưng thắm thiết tình quê, tình người.

? Em hãy kể tên vài tập thơ của Nguyễn Bính? Đọc một vài đoạn thơ em yêu thích?

HS thực hiện, GV nhận xét.

I. Đọc – hiểu khái quát:

1.Tác giả:

  • Nguyễn Bính sinh năm 1918, tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, quê ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một nhà nho nghèo. Mồ côi mẹ từ sớm, cha lấy vợ kế, Nguyễn Bính được cậu ruột nuôi. Lớn lên theo người anh trai là nhà thơ Trúc Đường ra Hà Nội kiếm sống.
  • Quá trình sống:

+ Nguyễn Bính lưu lạc ở nhiều nơi vừa dạy học, vừa làm thơ.

Cách mạng tháng Tám thành công và kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ với tên gọi Nguyễn Bính Thuyết. Ông làm công tác tuyên huấn văn nghệ. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc tiếp tục làm văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định. Ông mất đột ngột vào sáng 30 tết Ât Tị, tức 20 tháng giêng năm 1966. Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Đánh giá bài viết
2 4.023
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm