Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án văn hóa giao thông lớp 2: Bài 7

Giáo án văn hóa giao thông lớp 2

Giáo án văn hóa giao thông lớp 2: Bài 7 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo, hướng dẫn các thầy cô soạn Giáo án văn hóa giao thông lớp 2, hỗ trợ công tác giảng dạy của các thầy cô hoàn chỉnh và hiệu quả hơn. Mời các thầy cô tham khảo và tải về.

Giáo án văn hóa giao thông lớp 2: Bài 7

KHI THẤY NGƯỜI KHÁC NGHỊCH PHÁ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biển báo giao thông là của công, chúng ta cần phải giữ gìn; việc nghịch phá BBGT là hành vi xấu, không được làm.

2. Kĩ năng:

- HS có ý thức, thói quen giữ gìn, bảo vệ các BBGT.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè giữ gìn, bảo vệ các BBGT.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh, đoạn phim về các hành động có ý thức/ không có ý thức giữ gìn, bảo vệ các BBGT để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1. Trải nghiệm:

- Khi tham gia giao thông trên đường, em đã từng gặp những BBGT nào?

- Các em có nên nghịch phá các BBGT không? Vì sao?

- Nếu thấy có bạn đang nghịch phá BBGT, em sẽ làm gì?

2. Hoạt động cơ bản:

- GV kể hoặc yêu cầu một HS đọc câu chuyện “Đừng nghịch phá nữa bạn ơi!”, kết hợp chiếu các tranh minh họa.

- GV nêu câu hỏi: Thấy hai bạn nghịch phá BBGT, Thủy đã làm gì?

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi: Theo em, hành động của Thủy có đúng không? Vì sao?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4: Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá BBGT vẫn không dừng lại thì em sẽ làm gì?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng: Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá BBGT vẫn không dừng lại thì em có thể báo cho bất kỳ người lớn nào ở gần đó biết để họ can ngăn, hoặc gọi điện thoại báo cho các chú công an, v.v…

3. Hoạt động thực hành:

- GV cho HS quan sát các tranh trong sách, yêu cầu HS lần lượt xác định hành vi đúng, sai của các bạn trong tranh bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai. GV yêu cầu một vài em giải thích về sự lựa chọn của mình.

- GV hỏi: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy hành động của những người trong các hình đó? Vì sao?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

Kết luận: Biển báo GT là của công, ta cần gìn giữ, không được nghịch phá.

4. Hoạt động ứng dụng:

- GV cho HS nêu tình huống theo nội dung bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp bài tập sau:

Hãy viết tiếp câu chuyện sau: “Chiều nay, trên đường đi học về, Trọng và Thắng nhặt những viên đá nhỏ trên đường, vừa đi vừa ném lung tung. Đến ngã ba, thấy biển báo “Cấm rẽ phải”, hai bạn liền thi nhau ném đá vào biển báo, xem ai ném trúng nhiều nhất. Vừa lúc đó, Hồng-bạn cùng lớp với Trọng và Thắng-đi tới. Thấy các bạn làm thế, Hồng nói:…”.

- GV mời một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, tuyên dương HS có cách xử lý hay.

- GV cho HS đóng vai xử lí tình huống:

+ GV cho HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.

- GV chốt ý:

Nghịch phá biển báo giao thông

Đó là điều xấu em không được làm.

5. Củng cố, dặn dò:

- GV liên hệ giáo dục: Khi thấy người khác nghịch phá BBGT, các em phải làm gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

HS tự do phát biểu ý kiến.

HS tự do phát biểu ý kiến.

HS tự do phát biểu ý kiến.

HS lắng nghe.

Thấy hai bạn nghịch phá BBGT, Thủy đã can ngăn các bạn một cách cương quyết.

Theo em, hành động của Thủy rất đúng, vì BBGT là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

HS tự do phát biểu ý kiến.

Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Hình 1: Sai. Vì bạn nhỏ trèo lên BBGT sẽ làm gãy đổ BBGT và gây nguy hiểm cho chính bạn đó.

Hình 2: Sai. Vì BBGT là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

Hình 3: Sai. Vì hai bạn nhỏ tự ý sơn lên BBGT sẽ khiến cho người đi đường không nhìn thấy được nội dung BBGT và dễ gây tai nạn…

Vài HS nhắc lại.

HS lắng nghe.

HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp.

- Một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.

- Nhận xét, tuyên dương bạn có cách xử lý hay.

- HS đóng vai xử lí tình huống:

+ HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ Nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.

Vài HS nhắc lại.

HS trả lời.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Văn hóa giao thông 2

    Xem thêm