Giáo án Vật lý 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
Giáo án Vật lý 7
Giáo án Vật lý 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học, là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô trong quá trình giảng dạy giúp học sinh hiểu rõ hơn về định luật sự truyền ánh sáng, vận dụng định luật ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng, nhận biết được các loại chùm sáng.
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu
- Biết làm thí nghiệm để xác định đường truyền ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. Nhận biết 3 loại chùm sáng.
II. Chuẩn bị
Đèn chiếu có khe hở, ống trụ thẳng, ống trụ cong, đinh ghim.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Kiểm tra - Tạo tình huống | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng khác vật sáng thế nào? 2. Vì sao ta nhìn thấy vệt sáng trong khói hương? Trả lời bài tập 1 (SBT). - Cho HS đọc tình huống ở đầu bài, đề xuất cách giải quyết... | - HS1 và 2 lên bảng trả lời .. |
Hoạt động 2: Nghiên cứu quy luật đường truyền của ánh sáng | |
- Ánh sáng truyền trong không khí.. theo đường nào? - Yêu cầu học sinh làm TN (hình 2.1) trả lời C1. - Yêu cầu HS làm TN theo phương án C2 và báo cáo kết quả. - Yêu cầu HS rút ra kết luận về đường truyền của ánh sáng trong không khí. - GV đưa ra và giải thích khái niệm môi trường trong suốt và đồng tính: Môi trường cho hầu hết ánh sáng truyền qua, và có tính chất như nhau ở mọi nơi. - Thông báo kết luận tương tự khi làm lại thí nghiêm trên trong các môi trường này. Yêu cầu HS phát biểu định luật trong SGK. | I. Đường truyền của ánh sáng: Thí nghiệm: - HS dự đoán đường truyền của ánh sáng... - Làm thí nghiệm (hình 2.1) trả lời C1: ánh sáng từ dây tóc đèn truyền đến mắt theo ống thẳng. - Làm thí nghiệm theo phương án C2 theo nhóm, báo cáo kết quả... rút ra kết luận: đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. - Phát biểu định luật SGK, thông hiểu nội dung định luật này: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tia sáng, chùm sáng | |
- Yêu cầu HS đọc SGK: Nêu quy ước về biểu diễn đường truyền của ánh sáng. Thực hành vẽ tia sáng vào vở (hình 2.3). nêu ví dụ về tia sáng trong thực tế. - Làm thí nghiệm biểu diễn các dạng chùm sáng, cách biểu diễn một chùm sáng (hình 2.5), yêu cầu HS quan sát và trả lời C3.. | II. Tia sáng và chùm sáng: Biểu diễn đường truyền của ánh sáng: - HS tìm hiếu SGK, quan sát thí nghiệm của giáo viên quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. - Quan sát TN, nghe cách biểu diễn môt chùm sáng: vẽ 2 tia giới hạn của chùm sáng đó (H-2.5). - HS tìm hiểu SGK thảo luận C3.... Đặc điểm của các chùm sáng: a. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. b. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c. Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. |
Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng | |
- Yêu cầu học sinh - Nêu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Giải thích khái niệm về môi trường trong suốt và đồng tính. - Nêu quy ước về biểu diền đường truyền của ánh sáng. - Nêu quy ước về biểu diễn một chùm sáng. - Nêu các loại chùm sáng và đặc điểm của chúng. - Hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng mục 4. - Cho HS đọc mục có thể em chưa biết. - Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ, làm lại các bài tập trong SBT và SGK. | IV: Vận dụng: - Trả lời các câu hỏi của giáo viên, ghi nhớ vào vở... - Làm việc cá nhân các bài tập C4 và C5, thảo luận lớp, ghi nhận kết quả. - Đọc mục có thể em chưa biết, ghi chép công việc về nhà... |