Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 34
Giáo án môn Vật lý 7
Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 34: An toàn khi sử dụng điện bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện với cơ thể người
- Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch
2. Kĩ năng: Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện
3. Thái độ: Luôn có ý thức khi sử dụng điện an toàn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
1 nguồn điện 3 vôn, 1 mô hình người điện như hình 29.1 SGK, 1 công tắc, 1 bóng đèn pin, 1Am pe kế có GHĐ là 2A, 1 cầu chì có I= 0,5A, 5 đoạn dây nối có vỏ bọc các điện, mỗi đoạn dài 5cm, 1 bút thử điện
Chuẩn bị của học sinh: Đọc và chuẩn bị bài, tìm hiểu t/d của cầu chì
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
a) Câu hỏi
Nêu các t/d của dòng điện. Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? Nếu dòng điện ở mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì?
b) Đáp án, biểu điểm
- 5 t/d của dòng điện qua cơ thể người: T/d sinh lí, t/d hoá học, t/d từ, t/d nhiệt, t/d phát sáng
- Dòng điện đi qua cơ thể người có trường hợp có lợi nhưng có trường hợp gây nguy hiểm đén tính mạng con người
* Đặt vấn đề (1 phút)
GV gọi hs đọc thông tin đầu bài.
HS: Thực hiện.
GV: Giới thiệu bài như SGK
2. Dạy nội dung bài mới (36 phút)
Hoạt động của GV và HS | Ghi bảng | ||||
Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người, do đó sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn Cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điệnđể học sinh quan sát khi nào đèn của bút thử điện sáng GV Cầm bút thử điện theo hai cách: + Cầm tay vào vỏ nhựa của bút + Cầm tay tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện và thử vào hai lỗ của ổ lấy điện Quan sát TN Nếu tay cầm bút thử điện vào đầu bên kia của bút thử điện để cắm vào lỗ lấy điện có được không? vì sao? (K) Không được vì thanh kim loại và người là vật dẫn điện, nếu cầm như vậy dòng điện qua cơ thể người và gây nguy hiểm đến tính mạng Từ kết quả trên em nào chọn từ điền vào phần nhận xét? (K) Trả lời từ cần điền Gv chuẩn xác kiến thức Khi dòng điện đi qua cơ thể người không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Vậy giới hạn giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện qua cơ thể người là bao nhiêu? Trả lời như SGK Y/c học sinh đọc mục 2 Treo bảng phụ ghi sãn bài tập 29.2 lên bảng Trả lời theo HD của GV
Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện (hay đoản mạch) ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này Mắc mạch điện H29.2 và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK HS quan sát số chỉ của Am pe kế Trả lời C2? (k) Từ t/d của dòng điện nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch Nêu hai t/d của hiện tượng đoản mạch Để bảo vệ các thiết bị điện người ta sử dụng cầu chì chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo và tác dụng của cầu chì y/c học sinh nhớ lại những hiểu biết về cầu chì đã học ở lớp 5 và bài 22? (tb) Nêu hiện tượng sảy ra với cầu chì khi sảy ra đoản mạch? Trả lời C4, C5? (K,G) Lần lượt trả lời
Y/c học sinh đọc mụcIII Cá nhân học sinh đọc mục 3 hoàn thành bài tập GV đưa ra ở bảng phụ Điền từ vào các quy tắc? Yêu cầu học sinh giải thích một số kiến thức sau : Vì sao phải dùng dây có vỏ bọc cách điện ? (Cả lớp) Để ẩm bảo an toàn. Yêu cầu học sinh đọc thuộc 4 quy tắc này Quan sát h29.5 trả lời C6? (K) a) Lõi dây điện có chỗ hở vô ý chạm vào có thể bị giật - Khắc phục: ngắt điện dùng băng dính bọc lại nhiều lớp b) Nắp cầu chì 2A lại nối dây chì 10A khi có sự cố dây chì chưa đứt không bảo vệ được - Khắc phục dùng dây 2A thay | I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm (15 phút) 1.Dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
C1: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ cắm mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện
*Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể.
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện qua cơ thể người
II.Hiện tượng đoản mạch và t/d của cầu chì (15 phút) 1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
C2; Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có dòng điện lớn hơn - Tác hại của hiện tượng đoản mạch + Gây cháy vỏ bọc và các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoả hoạn + Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong các mạch điện của các dụng cụ dùng điện – hỏng các thiết bị điện 2.Tác dụng của cầu chì C3: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ chảy đứt và ngắt mạch (đèn tắt ) bóng đèn dược bảo vệ C4: cường độ dòng điện tối đa qua các cầu chì đó là 1A, 2A, 5A, 7A C5: Chọn cầu chì có số chỉ 1,2A III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện (6 phút)
C6: a) Lõi dây điện có chỗ hở vô ý chạm vào có thể bị giật - Khắc phục: ngắt điện dùng băng dính bọc lại nhiều lớp b) Nắp cầu chì 2A lại nối dây chì 10A khi có sự cố dây chì chưa đứt không bảo vệ được - Khắc phục dùng dây 2A thay |