Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng theo CV 5512
Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Vật lý 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng .
- Giải thích được sự tạo thành ảnh này.
2. Kĩ năng:
- Vẽ được ảnh của 1 vật đặt trước gương phẳng .
- HS rèn kỹ năng làm TN. Tạo ra được ảnh của 1 vật qua gương phẳng. Xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Phát triển cho HS năng lực thực hành, quan sát, hợp tác, thuyết trình và phản biện, vẽ ảnh.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
Cho mỗi nhóm học sinh:
+ 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tờ giấy, 1 tấm kính trong có giá đỡ .
+ 2 vật bất kỳ giống nhau, 1 cây nến, diêm để đốt nến, 1 phiếu giao việc.
2. Học sinh:
- Sách, vở, dụng cụ học tập.
- Ôn tập định luật phản xạ ánh sáng, cách vẽ tia phản xạ. Đọc trước bài 5.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học hợp tác | - Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. BTNB |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Ôn lại kiến thức cũ. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: HS nêu tò mò muốn biết vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt nước? 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc câu chuyện kể của bé Lan ở phần mở bài. + Nêu ý kiến của mình vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt nước? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Làm theo yêu cầu, nêu ý kiến của mình vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt nước. - Giáo viên: theo dõi từng phương án. - Dự kiến sản phẩm: Hình tháp lộn ngược trên mặt nước mà bé Lan nhìn thấy là ảnh của tháp trên mặt nước phẳng lặng giống như gương. *Báo cáo kết quả: (phần dự kiến sp) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để giải đáp được thắc mắc của bé Lan chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng” ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: | |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng (20 phút) 1. Mục tiêu: - HS biết được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng: Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật; Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương 1 khoảng bằng nhau. 2. Phương thức thực hiện: Bàn tay nặn bột. - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: HS đề xuất, làm được thí nghiệm và rút ra được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: 5.1. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn không? *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong gương. + YC nhóm trưởng nhận dụng cụ TN như h5.2 quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong gương. ?Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không? dự đoán sau đó làm TN. Làm thế nào kiểm tra được dự đoán này? + Hoạt động nhóm nhận dụng cụ TN và tiến hành TN hình 5.1 – sgk và rút ra nhận xét. ?Từ TN ta rút ra tính chất gì của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, làm thí nghiệm. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc SGK, trao đổi nhóm tìm câu trả lời. + HS quan sát TN 5.2 Quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong gương. + HS dự đoán + Hứng được. + Không hứng được. + Hoạt động nhóm nhận dụng cụ TN và tiến hành TN hình 5.1 – sgk và rút ra nhận xét ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không? + HS ghi nhớ KL 1. - Giáo viên: Tính chất thứ nhất của ảnh tạo bởi gương phẳng là gì? - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. 5.2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Dự đoán độ lớn của ảnh có và độ lớn của vật? + Đọc sgk và trả lời các YC sau: ?Nêu phương án kiểm tra dự đoán ?Dụng cụ TN, Mục đích TN, Tiến hành TN. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Dự đoán độ lớn của ảnh có và độ lớn của vật: Bằng, Nhỏ hơn, Lớn hơn. + Nêu phương án kiểm tra dự đoán. Dụng cụ TN; Tiến hành TN. + HS HĐ nhóm làm TN h 5.2 kiểm tra dự đoán. Sau đó thảo luận nhóm rút ra KL. - Giáo viên: hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở kết luận. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. 5.3. So sánh khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + HĐCN quan sát H5.3 SGK đọc thông tin mục I.3 + Thảo luận nhóm trả lời C3 và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận. + Đánh dấu vị trí cây nến 1, 2 + Các nhóm tiến hành đo khoảng cách từ cây nến 2 (ảnh) đến gương và khoảng cách từ cây nến 1(vật) đến gương --> nhận xét. + Báo cáo (KQTN) KL. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: quan sát H5.3 SGK đọc thông tin mục I.3 + HS thảo luận nhóm trả lời C3 và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận. + HS hoạt động theo nhóm dùng thước đo khoảng cách từ vật S1 đến gương và từ ảnh S2 đến gương. Chú ý cách đặt thước rồi so sánh khoảng cách này. - Giáo viên: hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở kết luận. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. | I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
1. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn không? Kết luận 1 Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? Kết luận 2 Độ lớn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật 3. So sánh khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. Kết luận 3: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương 1 khoảng bằng nhau. |
Hoạt động 2: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng (10 phút) 1. Mục tiêu: Giải thích được sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài qua S’. Ảnh của 1 vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc và làm C4. + HĐ cặp đôi tìm từ điền vào chỗ trống để rút ra kết luận về sự tạo thành ảnh của gương phẳng. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C4. - Giáo viên: + Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
C4: a. Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua gương phẳng tính chất đối xứng. b. Vẽ tia phản xạ IR và MK ứng với 2 tia tới SI và SK theo định luật phản xạ ánh sáng. + Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại S’ . c. Mắt đặt trong khoảng IR và KM sẽ nhìn thấy S’ d. Ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh trên màn chắn vì: + Ta nhìn thấy ảnh S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi từ S’ vào mắt + Ảnh không hứng được ảnh trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ lọt vào mắt chứ không có ánh sáng thật đến S’ * Kết luận: - Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài qua ảnh S’. - Ảnh của 1 vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút) 1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. HS có kỹ năng vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C5, 6/SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C5, 6/SGK và các yêu cầu của GV. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. + Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C5, 6. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C5, 6 và ND bài học để trả lời. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (Cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | III/Vận dụng:
*Ghi nhớ/SGK.
C5:
Vẽ AA’ gương AH = HA’ BB’ gương BK = KB’ Nối A’B’ ta được ảnh A’B’ của AB. C6: - Dựa vào hình vẽ ta thấy chân tháp gần mặt nước (gương). Đỉnh tháp ở xa hơn --> ảnh đỉnh tháp cũng ở xa và ở phía bên kia mặt nước --> ta nhìn thấy Tháp lộn ngược. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút) 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc mục có thể em chưa biết. + Xem trước bài 6: “Thực hành ...”. Chuẩn bị báo cáo thực hành. Bút chì , thước kẻ , thước đo độ . + Làm các BT trong SBT: từ bài 5.1 -> 5.10/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: Trong vở BT. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. |
BTVN: bài 5.1 -> 5.10/SBT. Chuẩn bị BCTH.
*) Tích hợp môi trường: - Các mặt hồ, dòng sông trong xanh cũng là một gương phẳng, ngoài tác dụng đối với nông nghiệp, sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tạo ra môi trường trong lành. - Gương phẳng còn được dùng trong trang trí nội thất giúp ta có cảm giác phòng rộng hơn. - Các biển báo giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm. |
Giáo án môn Vật lý 7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
2. Kĩ năng: Bố trí được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ: Rèn thái độ trung thực, hợp tác nhóm khi làm thí nghiệm.
II.Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm:
- 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng. 1 Tấm kính màu trong suốt
- 2 Viên phấn như nhau. 1 Tờ giấy trắng dán trên tấm gỗ phẳng.
III. Phương pháp
Vận dụng, vấn đáp, thực nghiệm, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số
2. Kiểm tra:
- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
- Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Tình huống học tập -GV dựa vào mục mở bài SGK tổ chức tình huống học tập Hoạt động 2: Làm TN để tìm tính chất ảnh 1. Ảnh của vật có hứng được trên màn không? -Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như hình 5.2 SGK -Quan sát ảnh của các vật qua gương. -Em dự đoán xem ảnh của các vật qua gương có thể hứng được trên màn không? Sau đó dùng thí nghiệm để kiểm chứng? -Yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành câu kết luận. -HS tiến hành thí nghiệm hình 5.2 với gương phẳng -HS đưa 1 tấm bìa cứng dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán -Hoàn thành câu kết luận 2.Nghiên cứu độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng -Em hãy dự đoán xem độ lớn của ảnh của viên phấn như thế nào so với viên phấn? -Tiến hành kiểm tra dự đoán: Không thể đo trực tiếp ảnh được vậy làm cách nào để kiểm tra dự đoán? -GV gợi ý dùng 1 tấm kính phẳng thay cho gương phẳng, sau dùng viên phấn khác đặt vào vị trí của ảnh xem có trùng khít hay không để kết luận. -Quan sát ảnh và nêu lên dự đoán của mình về độ lớn của ảnh? -Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: thay gương phẳng bằng tấm kính trong để kiểm tra độ lớn. 3. So sánh khoảng cách từ vật đến gương và khoảng cách từ ảnh đến gương GV hướng dẫn HS đo khoảng cách từ vật đến gương, từ ảnh đến gương rồi rút ra kết luận (Điền vào chỗ trống của câu kết luận) Hoạt động 3:Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng: -GV thông báo: Một điểm sáng A được xác định bằng hai tia sáng giao nhau xuất phát từ A. Ảnh của A là giao nhau của hai tia phản xạ tương ứng. -GV yêu cầu HS vẽ tiếp vào hình 5.4 hai tia phản xạ và tìm giao điểm của chúng. -GV hướng dẫn có dùng một trong hai cách để vẽ:dùng định luật phản xạ hoặc dùng tính chất ảnh vừa học. -Yêu cầu HS điền vào câu kết luận ở SGK. -HS đo khoảng cách từ vật đến gương, từ ảnh đến gương rồi hoàn thành câu kết luận -Hs nghe thông báo cách tạo thành ảnh, sau đó dùng cách vẽ hai tia phản xạ để tìm ảnh, hoặc có thể dùng tính chất ảnh để vẽ. Hoạt động 4: Vận dụng -Yêu cầu HS vẽ ảnh của mũi tên hình 5.5 -Dựa vào cách vẽ ảnh ở hình 5.4, em hãy giải thích thắc mắc của bé Lan? -HS hoạt động cá nhân để vẽ ảnh mũi tên -Sau dùng tính chất ảnh để giải thích sự thắc mắc của Lan. | I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng Thí nghiệm: + C1: Kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo + C2: Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật +C3: Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng cách bằng nhau II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng -Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. Kết luận: Ta thấy S’ vì các tia phản xạ lọt vào mặt ta có đường kéo dài qua S’ III. Vận dụng + C5: -Kẽ A A’ và B B’ vuông góc với mặt gương rồi lấy AH = HA’ + C6: Chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước. |
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới