Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I – TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

Chú ý:

- Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

- Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảo ảnh S’.

* Kính tiềm vọng: Là một dụng cụ dùng cho tàu ngầm để có thể quan sát được những vật đặt ở trên mặt nước

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

II – GIẢI THÍCH SỰ TẠO ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

Ta nhìn thấy ảnh ảo S\(S'\) mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S\(S'\).

III – CÁC DẠNG BÀI TẬP

1. Dạng 1: Cho điểm sáng S\(S\) đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn là d\(d\). Vẽ ảnh S\(S'\) qua gương và tính khoảng cách từ S\(S'\) đến gương.

Phương pháp:

+ Vẽ SP\(SP\) vuông góc với gương phẳng sao cho SP=d\(SP=d\)

+ Kéo dài SP\(SP\) tới S\(S'\) sao cho S\(S'P=d\)

=> S\(S'\) là ảnh của S\(S\) qua gương phẳng và SP=S\(SP=S'P=d\)

Các bước tiến hành:

Bước 1: Xác định ảnh của điểm sáng qua gương.

Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh của điểm sáng và điểm cho trước. Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới.

Bước 3: Dựng tia tới xuất phát từ điểm sáng tới điểm tới.

Bước 4: Hoàn chỉnh tia phản xạ từ điểm tới đến điểm cho trước.

2. Dạng 2: Cho vật sáng AB\(AB\) đặt trước gương phẳng. Vẽ ảnh A\(A'B'\)qua gương và so sánh kích thước ảnh A\(A'B'\)AB\(AB\).

Phương pháp:

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

+ Vẽ lần lượt AH\(AH\), BK\(BK\) vuông góc với gương phẳng

+ Kéo dài AH\(AH\) tới A\(A'\), BK\(BK\) đến B\(B'\) sao cho: \left\{\begin{matrix} AH=A\(\left\{\begin{matrix} AH=A'H \\ BK=B'K \end{matrix}\right.\)

Nối A\(A'B'\) (nét đứt)

=> A\(A'B'\) là ảnh ảo của AB\(AB\) qua gương phẳng và kích thước ảnh ảo A\(A'B'=A\)

3. Dạng 3: Chiếu tia sáng SI\(SI\) đến gương phẳng, sao cho tia phản xạ đi qua điểm M\(M\) (trước gương) cho trước.

Phương pháp:

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

+ Vẽ ảnh S\(S'\) của điểm sáng S\(S\) qua gương phẳng (dạng 1)

+ Nối S\(S'M\) cắt gương tại I\(I\)

=> IM\(IM\) chính là tia phản xạ của tia sáng SI\(SI\) chiếu tới gương phẳng

4. Dạng 4: Bài toán tính khoảng cách từ vật tới ảnh của vật.

- Trong mọi trường hợp khoảng cách từ vật tới ảnh luôn luôn bằng hai lần khoảng cách từ vật tới gương.

- Cần chú ý phân biệt về khoảng cách dịch chuyển của vật hay của gương với khoảng cách từ vật tới gương.

Ví dụ: Ví dụ Minh cách gương 1,5 m để soi gương. Do không nhìn rõ, Minh tiến lại gần gương một khoảng 0,6 m. Tính khoảng cách từ Minh tới ảnh của Minh trong gương lúc đó.

Hướng dẫn

Khi Minh tiến lại gần gương một đoạn 0,6 m thì khoảng cách giữa Minh và gương là: 1,5 – 0,6 = 0,9 m

Khoảng cách từ Minh tới ảnh của Minh là 2 . 0,9 = 1,8 m

IV. TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 7

Câu 1: Nhận xét nào sau đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?

A. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương

B. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó

C. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng

D. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính

Câu 2: Khi soi gương, ta thấy

A. Ảnh thật ở sau gương

B. Ảnh ảo ở sau gương

C. Ảnh thật ở trước gương

D. Ảnh ảo ở trước gương

Câu 3: So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương?

A. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng lớn hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

B. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

C. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

Câu 4: Chọn đáp án đúng?

Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng …….khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

A. Bằng

B. Nhỏ hơn

C. Lớn hơn

D. Lớn hơn hoặc bằng

Câu 5: Chọn phương án sai. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng các cách sau đây?

A. Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó

B. Dùng màn chắn để hứng

C. Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo

D. Dùng máy quay phim

Câu 6: Chọn phương án sai?

A. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó

B. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng màn chắn để hứng

C. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo

D. Để biết sự tồn tại của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra, người ta dùng máy quay phim

Câu 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:

A. Là ảnh ảo, bằng vật

B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật

C. Là ảnh thật, bằng vật

D. Là ảnh ảo lớn hơn vật

Câu 8: Chọn câu đúng?

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, bằng vật

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật

C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh thật, bằng vật

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo lớn hơn vật

Câu 9: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.

Câu 10: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?

A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta

B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta

D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta

Câu 11: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S' của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

A. Khi ảnh S′ ở trước mắt ta

B. Khi S′ là nguồn sáng

C. Khi giữa mắt và ảnh S′ không có vật chắn sáng

D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S

Câu 12: Nhận xét nào sau đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?

A. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương

B. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó

C. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng

D. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính

Câu 13: Khi soi gương, ta thấy

A. Ảnh thật ở sau gương

B. Ảnh ảo ở sau gương

C. Ảnh thật ở trước gương

D. Ảnh ảo ở trước gương

Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu liên quan: 

-----------------------------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vật lý 7 bài 5. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
34
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • trang vu
    trang vu hay pwa
    Thích Phản hồi 08/11/20
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Lý thuyết Vật lí 7

Xem thêm