Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 8: Gương cầu lõm

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 8: Gương cầu lõm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I – ĐỊNH NGHĨA VỀ GƯƠNG CẦU LÕM

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 8: Gương cầu lõm

- Gương cầu lõm là gương có bề mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu và hướng về phía nguồn sáng.

- Gương cầu lõm ứng dụng trong: nung nóng vật, trong y tế, đèn pha, chế tạo kính thiên văn, …

II - ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM

- Không giống như gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối của vật so với tiêu điểm và tâm của gương.

- Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo (không hứng được trên màn), lớn hơn vật.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 8: Gương cầu lõm

Chú ý:

+ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

+ Khi dịch vật đặt sát gương ra xa dần và đặt một màn chắn trước gương, ta thấy đến một vị trí thích hợp của vật, ta sẽ thu được trên màn chắn ảnh của vật. Ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật

III – SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 8: Gương cầu lõm

- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

- Để tập trung ánh sáng Mặt Trời, người ta dùng các gương phẳng chiếu ánh sáng vào một gương cầu lõm. Gương cầu lõm này sẽ tập trung ánh sáng, đốt nóng lò và như thế người ta thu được năng lượng Mặt Trời.

IV. ỨNG DỤNG CỦA GƯƠNG CẦU LÕM

- Ứng dụng thực tế của gương cầu lõm: Nung nóng vật, làm vật dụng thiết bị y tế, làm gương trang điểm, làm các pha đèn pin, đèn ô tô, chế tạo kính thiên văn, …

- Tận dụng năng lượng Mặt Trời bằng cách: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm để đun nước, nấu chảy kim loại, làm pin, ….

V. TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 7

Câu 1: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào dưới đây?

A. Lớn bằng vật.

B. Lớn hơn vật.

C. Nhỏ hơn vật.

D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

Câu 2: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùn tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A. Song song.

B. Hội tụ.

C. Phân kì.

D. Không truyền theo đường thẳng.

Câu 3: Vì sao trên ô tô trên xe máy, người ta không gắn gương cầu lõm để cho người lái xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?

A. Vì ảnh không rõ nét.

B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo.

C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần.

D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt.

Câu 4: Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải.

A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.

B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.

C. Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.

D. Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.

Câu 5: Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa? Khoanh tròn câu trả lời đúng.

A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại

B. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn

C. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song

D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy những vật ở xa

Câu 6: Mặt phản xạ của gương cầu lõm là:

A. Mặt trong của chỏm cầu

B. Mặt ngoài của chỏm cầu

C. Mặt phẳng như gương phẳng

D. A, B, C đều đúng

Câu 7: Một bạn học sinh đã đặt một viên bi trước một gương cầu lõm rất gần mặt gương và rút ra được một số kết luận. Theo em kết luận nào sau đây không đúng?

A. Ảnh của viên bi là ảnh ảo

B. Ảnh của viên bi không hứng được trên màn chắn

C. Ảnh của viên bi lớn hơn viên bi

D. Ảnh của viên bi có thể hứng được ở sau gương

Câu 8: Các loại gương nào sau đây có hiện tượng phản xạ ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến nó?

A. Gương phẳng

B. Gương cầu lồi

C. Gương cầu lõm

D. Cả ba loại gương trên

Câu 9: Em hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây:

A. Gương cầu lõm luôn luôn cho ảnh ảo

B. Gương cầu lõm có thể cho ảnh thật hay ảnh ảo. Ảnh ảo của vật qua gương cầu lõm lớn hơn vật

C. Vì các gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật nhưng vẫn nhỏ hơn gương cầu lồi

D. Vì bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương cầu lõm có cùng kích thước và gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật

Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương cầu lõm mặc dù gương cầu lõm vẫn có thể cho ảnh ảo lớn hơn vật như gương cầu lồi

A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn

B. Vì các gương cầu lồi luôn luôn cho ảnh ảo

C. Vì các gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật nhưng vẫn nhỏ hơn gương cầu lồi

D. Vì bề rộng của vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương cầu lõm có cùng kích thước và gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật

Câu 11: Hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây

A. Gương cầu lõm cho ảnh nhỏ hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa thì kích thước của ảnh càng tăng

B. Gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa kích thước của ảnh càng nhỏ

C. Nếu dịch vật ra xa gương cầu lõm, cách gương một khoảng lớn hơn bán kính của gương thì gương cầu lõm sẽ cho ảnh thật nhỏ hơn vật và ngược chiều

D. Ảnh qua gương cầu lõm bao giờ cũng là ảnh ảo

Câu 12: Chiếu một chùm tia tới phân kì đến gương cầu lõm ta có thể thu được những chùm sáng phản xạ nào sau đây

A. Chùm sáng phân kì

B. Chùm sáng hội tụ

C. Chùm sáng song song

D. Cả ba câu trên đều đúng

------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 8. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Ngoài ra VnDoc xin giới thiệu đến bạn đọc một số tài liệu liên quan đến bài học:

Đánh giá bài viết
15 8.252
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 7

    Xem thêm