Vật lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 7: Gương cầu lồi
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 7: Gương cầu lồi được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
I – ĐỊNH NGHĨA VỀ GƯƠNG CẦU LỒI
Gương cầu lồi là gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của mặt cầu hướng về phía nguồn sáng.
II - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỖI
- Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
Khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất là chùm phân kì
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật
II – VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
III. ỨNG DỤNG
- Làm gương chiếu hậu ôtô, xe máy.
- Làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ GƯƠNG CẦU LỒI
Dạng 1: Phân biệt gương cầu lồi và gương phẳng
Gương phẳng | Gương cầu lồi | |
Mô tả | Mặt phẳng, nhẵn bóng | Mặt lồi, nhẵn, bóng |
Kích thước ảnh ảo | Bằng vật | Nhỏ hơn vật |
Vùng nhìn thấy khi đặt mắt trước gương | Trung bình | Lớn nhất |
Chùm tia tới song song, cho chùm phản xạ | Song song | Phân kì |
Mặt phản xạ | Mặt phẳng | Mặt lồi |
Dạng 2: Vẽ ảnh của một điểm hoặc của một vật đặt trước gương cầu lồi
Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi đẻ vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.
Lưu ý: Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu như trên hình vẽ.
Dạng 3: Giải thích một số ứng dụng của gương cầu lồi.
- Dựa vàò đặc điểm vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
Ví dụ: Gương cầu lồi có bề rộng vùng nhìn thấy lớn nhất so với các gương loại khác có cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt nên được dung làm kính chiếu hậu hoặc đặt ở chỗ đường gấp khúc để quan sát xe đi ngược chiều.
V- TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 7
Câu 1: Ảnh của một ngọn nến đặt sát gương cầu lõm là
A. Một ảnh ảo bằng và ngược chiều với vật
B. Một ảnh thật bé hơn vật, đối xứng với vật qua gương
C. Một ảnh ảo luôn lớn hơn vật
D. Một ảnh thật luôn lớn hơn vật
Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
A. Nhỏ hơn vật
B. Bằng vật
C. Lớn hơn vật
D. Bằng nửa vật
Câu 3: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là
A. Ảnh thật
B. Ảnh ảo
C. Ảnh ảo bằng vật
D. A hoặc B
Câu 4: Chọn câu đúng
A. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh thật
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo
C. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo bằng vật
D. A hoặc B
Câu 5: Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh
A. Thật
B. Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương
C. Hứng được trên màn chắn
D. Ảo, lớn hơn vật
Câu 6: Một học sinh có đặt một viên bi trước một gương cầu lõm rất gần mặt gương và rút ra được một số kết luận. Theo em kết luận nào sau đây không đúng?
A. Ảnh của viên bi là ảnh ảo
B. Ảnh của viên bi không hứng được trên màn chắn
C. Ảnh của viên bi lớn hơn viên bi
D. Ảnh của viên bi có thể hứng được ở sau gương
Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về gương cầu lõm
A. Mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu
B. Mặt phản xạ là một mặt phẳng
C. Mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu
D. Mặt phản xạ là một mặt cong
Câu 8: Mặt phản xạ của gương cầu lõm là
A. Mặt trong của chỏm cầu
B. Mặt ngoài của chỏm cầu
C. Mặt phẳng như gương phẳng
D. A, B, C đều đúng.
Câu 9: Một trong những ứng dụng của gương cầu lõm là
A. Dùng làm gương soi trong nhà
B. Dùng làm thiết bị nung nóng
C. Dùng làm gương chiếu hậu
D. Dùng làm gương cứu hộ
Câu 10: Chọn câu đúng
A. Gương cầu lõm dùng làm gương soi trong nhà
B. Gương cầu lõm dùng làm thiết bị nung nóng
C. Gương cầu lõm dùng làm gương chiếu hậu
D. Gương cầu lõm dùng làm gương cứu hộ
Câu 11: Khi khám răng, nha sĩ sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. A và B
Câu 12: Khi khám răng bác sĩ nha khoa sử dụng loại gương nào để quan sát
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi và gương phẳng
C. Gương cầu lồi và gương cầu lõm
D. Gương cầu lõm
Câu 13: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?
A. Song song
B. Hội tụ
C. Phân kì
D. Không truyền theo đường thẳng
Câu 14: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ……………….
A. Song song
B. Hội tụ
C. Phân kì
D. Không truyền theo đường thẳng
Câu 15: Chọn phương án sai.
Tác dụng của gương cầu lõm là:
A. Biến đổi một chùm sáng song song thành một chùm tia phản xạ là chùm phân kì
B. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
C. Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật
D. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm
Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu liên quan:
- Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 7: Gương cầu lồi
- Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 7: Gương cầu lồi
----------------------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vật lý 7 bài 7. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.