Vật lí lớp 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
I – BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI
1. Bóng tối
Thí nghiệm: Đặt một nguồn sáng nhỏ trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa.
(1) – Vùng tối
(2) – Vùng nửa tối
(3) – Màn chiếu
- Vùng tối là các tia sáng từ đèn pin phát ra truyền theo đường thẳng, những tia sáng nào bị miếng bìa chặn lại sẽ không đến được màn chắn. Do đó, trên màn chắn sẽ xuất hiện vùng không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới gọi là vùng tối.
- Vùng sáng: Vì có tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng chắn được ánh sáng gọi là vùng sáng.
Nhận xét:
- Vùng màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng gặp vật cản ánh sáng không truyền qua được.
- Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
2. Bóng nửa tối
Thí nghiệm:
Vùng nửa tối: vì vùng này chỉ nhận được một phần ánh sáng từ đèn điện truyền tới
Nhận xét:
- Vùng ở giữa màn chắn là vùng bóng tối.
- Vùng ngoài cùng là vùng sáng.
- Vùng xen giữa là vùng bóng nửa tối.
\(\rightarrow\) Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng được gọi là bóng nửa tối.
II – NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC
1. Hiện tượng nhật thực
- Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.
- Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có nhật thực toàn phần.
- Nếu ta đứng ở chỗ nửa bóng tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.
2. Hiện tượng nguyệt thực
Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
- Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất.
- Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một chút.
- Nguyệt thực một phần chỉ xảy ra khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng tối của Trái Đất. Mặt Trăng bị che khuất một phần và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
III - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 7
Câu 1: Bóng tối là
A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới
B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng
C. Vùng vừa có ánh sáng chiếu tới vừa là bóng đen
D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng
Đáp án: A
Câu 2: Thế nào là vùng bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng tới
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới
D. Là vùng nằm phía trước vật cản
Đáp án: A
Câu 3: Bóng nửa tối là
A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới
B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng
C. Vùng được chiếu sáng đầy đủ
D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng
Đáp án: B
Câu 4: Thế nào là vùng nửa tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B. Là vùng nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.
C. Là vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu.
D. Là vùng nằm phía trước vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.
Đáp án: B
Câu 5: Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
A. Không cho ánh sáng truyền qua
B. Đặt trước mắt người quan sát
C. Cản đường truyền của ánh sáng
D. Cho ánh sáng truyền qua
Đáp án: D
Câu 6: Chọn phát biểu đúng. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
A. Không cho ánh sáng truyền qua
B. Đặt sau người quan sát
C. Cho một phần ánh sáng truyền qua
D. Cho ánh sáng truyền qua
Đáp án: A
Câu 7: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường?
A. Một vùng tối hình bàn tay
B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ
C. Một vùng bóng tối tròn
D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn
Đáp án: D
Câu 8: Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi
A. Trái đất bị Mặt Trăng che khuất
B. Không có ánh sáng
C. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất
D. Mặt Trời bị Trái Đất che khuất
Đáp án: C
Câu 9: Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất thì xảy ra hiện tượng
A. Nhật thực
B. Nguyệt thực
C. Thủy triều
D. Không có hiện tượng gì
Đáp án: B
Câu 10: Hiện tượng nhật thực xảy ra khi
A. Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất
B. Mặt Trời nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng
C. Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng
D. Mặt Trăng nằm trong vùng tối của Trái Đất
Đáp án: A
Câu 11: Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất thì xảy ra hiện tượng
A. Nhật thực
B. Nguyệt thực
C. Thủy triều
D. Không có hiện tượng gì
Đáp án: A
Câu 12: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào?
A. Tạo với nhau một góc 90ºC
B. Nằm trên một đường thẳng
C. Nằm trên một cung tròn
D. Tạo với nhau một góc 60ºC
Đáp án: B
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự.
B. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự.
C. Trái Đất không ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt Trăng.
D. B và C đúng.
Đáp án: A
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi:
A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự.
B. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự.
C. Trái Đất không ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt Trăng
D. B và C đúng.
Đáp án: B
Câu 15: Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, khi đó
A. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng
B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời
C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng
D. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng lẫn Mặt Trời
Đáp án: B
Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu liên quan:
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.