Vật lý lớp 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, Dòng điện trong kim loại
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
I – CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
- Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua.
- Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua.
- Chất dẫn điện (cách điện) được gọi là vật dẫn điện (cách điện) khi được dùng để làm các vật hay bộ phân dẫn điện (cách điện).
Ví dụ:
+ Các kim loại, dung dịch muối, axit, nước thường dùng … là các vật liệu dẫn điện.
+ Nước nguyên chất, gỗ khô, không khí, nhựa, chất dẻo, cao su, … là cac vật liệu cách điện ở điều kiện thường.
II – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
- Kim loại là chất dẫn điện.
- Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Các electron đó gọi là electron tự do.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu hỏi: Không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện. Hãy lấy ví dụ chứng minh không khí là chất cách điện.
Trả lời:
- Ví dụ chứng minh không khí là chất cách điện: Khi dây điện cho dòng điện chạy qua bị đứt khi ta đứng gần không chạm thì không bị giật điện.
Chú ý: Ví dụ trên chỉ đúng khi điều kiện không khí khô vì khi không khí ẩm ướt thì sẽ trở thành chất dẫn điện, gây nguy hiểm khi lại gần.
Câu hỏi: Tại sao ruột dây điện thường làm bằng kim loại, còn vỏ dây điện thường làm bằng nhựa?
Trả lời:
- Ruột dây điện thường làm bằng kim loại, còn vỏ dây điện thường làm bằng nhựa vì:
+ Kim loại là chất dẫn điện, nên lõi dây làm bằng kim loại để dẫn điện.
+ Nhựa là chất cách điện, vỏ dây làm bằng nhựa để cách điện, đảm bảo an toàn điện.
IV. TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 7
Câu 1: Chất dẫn điện là
A. Chất cho dòng điện đi qua
B. Chất không cho dòng điện đi qua
C. Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
D. Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Đáp án: A
Câu 2: Chọn câu đúng
A. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua
B. Chất dẫn điện là chất không cho dòng điện đi qua
C. Chất dẫn điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
D. Chất dẫn điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Đáp án: A
Câu 3: Chất dẫn điện là chất…….dòng điện đi qua.
A. Cho
B. Không cho
C. Cản trở
D. Cho một phần
Đáp án: A
Câu 4: Chất cách điện là
A. Chất cho dòng điện đi qua
B. Chất không cho dòng điện đi qua
C. Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
D. Chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Đáp án: B
Câu 5: Chọn câu đúng
A. Chất cách điện là chất cho dòng điện đi qua
B. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
C. Chất cách điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động nhanh hơn
D. Chất cách điện là chất tác động giúp dòng các hạt mang điện chuyển động chậm hơn
Đáp án: B
Câu 6: Chất cách điện là chất…….dòng điện đi qua.
A. Cho
B. Không cho
C. Tăng cường cường độ
D. Cho một phần
Đáp án: B
Câu 7: Kim loại là chất
A. Dẫn điện
B. Cách điện
C. Vừa dẫn điện vừa cách điện
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án: A
Câu 8: Vật liệu nào sau đây là chất dẫn điện?
A. Gỗ
B. Thủy tinh
C. Nhựa
D. Kim loại
Đáp án: D
Câu 9: Chọn câu đúng nhất
A. Kim loại là chất dẫn điện
B. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
C. Trong kim loại luôn tồn tại các điện tử tự do
D. Cả ba câu trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 10: Dòng điện trong kim loại là
A. Dòng các proton chuyển động có hướng
B. Dòng các notron dịch chuyển có hướng
C. Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
D. Dòng các nguyên tử tự do do dịch chuyển có hướng
Đáp án: C
Câu 11: Dòng điện trong kim loại là dòng các ………. dịch chuyển có hướng.
A. Nguyên tử tự do
B. Electron tự do
C. Proton
D. Notron
Đáp án: B
Câu 12: Electron tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nilong
B. Mảnh sắt
C. Mảnh giấy khô
D. Mảnh nhựa
Đáp án: B
Câu 13: Chọn câu phát biếu sai.
A. Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử.
B. Trong kim loại tồn tại các ion âm
C. Trong kim loại chứa các điện tử tự do
D. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
Đáp án: D
Câu 14: Electron tự do có trong phần nào của dây điện
A. Phần vỏ nhựa của dây
B. Phần đầu của đoạn dây
C. Phần cuối của đoạn dây
D. Phần lõi của dây
Đáp án: D
Câu 15: Trong vật nào dưới đây không có electron tự do?
A. Một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây đồng
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn dây nhôm
Đáp án: C