Vật lí lớp 7 bài 13: Môi trường truyền âm
Lý thuyết Vật lí lớp 7 bài 13: Môi trường truyền âm
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 13: Môi trường truyền âm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
I – MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
- Chất rắn, chất lỏng và chất khí là những môi trường có thể truyền được âm.
- Chân không không thể truyền được âm.
- Ở vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng rõ.
- Giải thích sự truyền âm:
+ Âm truyền được trong các chất khí, lỏng, rắn là do khi các nguồn âm dao động, nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những dao động này lại truyền dao động cho các hạt khác ở gần chúng và cứ thế dao động truyền được đi xa.
+ Môi trường chân không không có vật chất nên không truyền được âm.
II – VẬN TỐC TRUYỀN ÂM
\(v_r\) : vận tốc truyền âm trong chất rắn
\(v_l:\) vận tốc truyền âm trong chất lỏng
\({{v}_{k}}:\) vận tốc truyền âm trong chất khí
Ta có: \({{v}_{r}}>{{v}_{l}}>{{v}_{k}}\)
* Vận tốc truyền âm trong không khí: \(340m/s\)
Ví dụ: Vận tốc truyền âm của một số chất ở \({{20}^{0}}C\)
Không khí | Nước | Thép |
340m/s | 1500m/s | 6100m/s |
Nhận xét: Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
Câu 1: Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây?
A. Chất lỏng
B. Chất khí
C. Chất rắn
D. Chất lỏng, rắn và khí
Đáp án: D
Câu 2: Chọn câu sai trong các nhận định sau
A. Âm thanh truyền được trong chất rắn
B. Âm thanh truyền được trong chất khí
C. Âm thanh truyền được trong chất lỏng
D. Các chất rắn, lỏng, khí và chân không đều truyền được âm thanh
Đáp án: D
Câu 3: Môi trường nào dưới đây không truyền được âm?
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không
Đáp án: D
Câu 4: Môi trường nào sau đây không truyền được âm
A. Nước
B. Không khí
C. Chân không
D. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp.
Đáp án: C
Câu 5: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không
B. Tường bê-tông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
Đáp án: A
Câu 6: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không
B. Sắt
C. Nước biển
D. Không khí
Đáp án: A
Câu 7: Vì sao âm thanh không thể truyền qua chân không?
A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng
B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc
C. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không
D. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất
Đáp án: D
Câu 8: Phát biểu nào không đúng khi nói về môi trường truyền âm?
A. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém
B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng
C. Trong 3 môi trường truyền âm rắn, lỏng và khí thì chất khí truyền âm kém nhất
D. Các ý kiến trên đều sai
Đáp án: D
Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về môi trường truyền âm?
A. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng nhanh
B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm kém hơn chất lỏng
C. Trong 3 môi trường truyền âm rắn, lỏng và khí thì chất khí truyền âm kém nhất
D. Các ý kiến trên đều sai
Đáp án: C
Câu 10: Trong lớp học, học sinh nghe được tiếng thầy giảng thông qua môi trường truyền âm nào?
A. Không khí
B. Chất rắn
C. Chất lỏng
D. Chân không
Đáp án: A
Câu hỏi: Tại sao khi ta áp tai vào tường ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?
Trả lời:
- Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh.
Câu hỏi: Tại sao trong môi trường rắn, lỏng, khí có thể truyền âm, còn môi trường chân không thì không thể truyền âm?
Trả lời:
+ Vì trong môi trường chân không không có các hạt chất dao động nên môi trường chân không không thể truyền được âm.
- Trong môi trường rắn, lỏng, khí là môi trường có các hạt chất dao động truyền đến tai làm màng nhĩ dao động truyền tín hiệu lên não làm ta cảm nhận được âm thanh nên môi trường rắn, lỏng, khí có thể truyền được âm.
----------------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 13. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.