Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I – ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

II – TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG

a. Tia sáng

  • Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng
  • Biểu diễn tia sáng
Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng

b. Chùm sáng

- Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.

- Ba loại chùm sáng:

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng

+ Chùm sáng song song (hình a): gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2

+ Chùm sáng hội tụ (hình b): gồm các tia sáng giao nhau tại cùng một điểm trên đường truyền của chúng.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2

+ Chùm sáng phân kì (hình c): gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2

Chú ý:

- Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc rất lớn gần bằng 300000km/s\(300000km/s\).

- Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

Ví dụ: Tìm hiểu ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là chùm sáng gì? Vì sao khẳng định là chùm sáng đó?

Hướng dẫn

Mặt Trời là nguồn sáng phân kì nhưng do Trái Đất quá nhỏ và qua xa với Mặt Trời nên khi chiếu xuống Trái Đất thành chùm sáng song song

Ví dụ: Mỗi khi làm lễ chào cờ, học sinh xếp thành hàng dọc, theo lớp, theo tổ. Tại sao khi các bạn đã đứng trên đúng một đường thẳng thì người tổ trưởng không nhìn thấy huy hiệu trước ngực của các bạn phía sau người đứng đầu?

A. Vì ánh sáng từ mắt bạn tổ trưởng không chiếu đến phù hiệu của các bạn đứng sau.

B. Vì bạn đứng đầu hàng che khuất.

C. Vì tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng.

D. Vì ánh sáng không truyền theo đường cong.

Hướng dẫn

Chọn đáp án C và D: Vì tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng và ánh sáng không truyền theo đường cong.

III - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 7

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về “Định luật truyền thẳng ánh sáng”.

A. Trong một môi trường trong suốt và không đổi ánh sáng truyền đi theo đường gấp khúc

B. Trong một môi trường trong suốt và thay đổi ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

C. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

D. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường gấp khúc

Đáp án: C

Câu 2: Định luật truyền thẳng ánh sáng là

A. Trong môi trường trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

B. Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

C. Trong môi trường đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

D. Ánh sáng luôn đi theo đường thẳng.

Đáp án: A

Câu 3: Ánh sáng truyền theo đường thẳng khi ánh sáng

A. Truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

B. Truyền từ môi trường đồng tính này sang môi trường đồng tính khác

C. Trong môi trường trong suốt

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính

Đáp án: D

Câu 4: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào?

A. Đường cong bất kì

B. Đường dích dắc

C. Đường thẳng

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 5: Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng

A. Chùm sáng

B. Hạt sáng

C. Bó sáng

D. Tia sáng

Đáp án: D

Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu sau

A. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng chùm sáng

B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng hạt sáng

C. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng bó sáng

D. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng

Đáp án: D

Câu 7: Tìm từ thích hợp trong khung hoàn chỉnh câu sau

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng ….. (1) ….. có ….. (2) ….. gọi là tia sáng

a. đường thẳng

b. đường bất kì

c. đường cong

d. véc tơ

e. mũi tên

f. hướng

A. (1)-a; (2)-f

B. (1)-b; (2)-d

C. (1)-c; (2)-e

D. (1)-e; (2)-f

Đáp án: A

Câu 8: Có mấy loại chùm sáng

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 9: Các loại chùm sáng là

A. Chùm sáng song song

B. Chùm sáng phân kì

C. Chùm sáng hội tụ

D. Tất cả các chùm sáng trên

Đáp án: D

Câu 10: Chùm tia song song là chùm tia gồm

A. Các tia sáng không giao nhau

B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực

C. Các tia sáng hội tụ

D. Các tia phân kì

Đáp án: A

Mời bạn đọc tham khảo tài liệu liên quan: 

-------------------------------------------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 2. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
28
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 7

    Xem thêm