Vật lý 7 bài 18 Hai loại điện tích
Lý thuyết Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích
Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7 có đáp án
- Vật lý lớp 7 bài 19 Dòng điện, Nguồn điện
- Vật lý lớp 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, Dòng điện trong kim loại
- Vật lý lớp 7 bài 21 Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
I. Hai loại điện tích
Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm
Quy ước:
+ Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa gọi là điện tích dương \(\left( + \right)\)
+ Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm \(\left( - \right)\)
- Khi các vật nhiễm điện đặt lại gần nhau thì chúng tác dụng lực lên nhau (gọi là tương tác điện):
+ Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau
+ Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
III. Củng cố kiến thức bài học
Câu 1: Mảnh len sau khi cọ xát vào mảnh pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào mảnh thủy tinh hút nhau vì:
A. Chúng nhiễm điện khác loại.
B. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.
C. Mảnh lụa nhiễm điện tích dương, mảnh len nhiễm điện tích âm.
D. Chúng đều nhiễm điện.
Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào mảnh thủy tinh hút nhau vì chúng nhi
Câu 2: Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen thì hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại vì:
A. Hai mảnh cùng một chất đều là pôliêtilen.
B. Nhiễm điện đều bằng cách cọ xát.
C. Do hai vật nhiễm điện đều là pôliêtilen, hai vật dùng để cọ xát đều là len.
D. Chúng đều được cọ xát bằng một chất là len.
Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen thì hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại vì:
C. Do hai vật nhiễm điện đều là pôliêtilen, hai vật dùng để cọ xát đều là len.
Câu 3. Thước nhựa và mảnh vải trước khi cọ xát đều chưa bị nhiễm điện vì:
A. Electrôn không dịch chuyển từ vật này sang vật khác.
B. Electrôn vẫn quay quanh hạt nhân.
C. Tổng các điện tích âm của các êlectrôn có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Mọi nguyên tử trong các vật đều trung hòa về điện.
D. Chưa có cọ xát thì các vật chưa nhiễm điện.
Thước nhựa và mảnh vải trước khi cọ xát đều chưa bị nhiễm điện vì: Trong thước và trong mảnh vải tổng các điện tích âm của các electron có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Mọi nguyên tử trong các vật đều trung hòa về điện
Câu 4: Thanh thuỷ tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút lẫn nhau vì:
A. Mảnh pôliêtilen nhẹ, thủy tinh nặng.
B. Chúng nhiễm điện khác loại.
C. Chúng đều nhiễm điện.
D. Chúng đặt gần nhau.
Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút lẫn nhau vì chúng nhiễm điện khác loại
Câu 5: Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:
A. Chưa có sự dịch chuyển qua lại của các êlectrôn.
B. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi.
C. Mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện.
D. Chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương.
Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:
B. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi.
>> Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết Vật lý 7 bài tiếp theo tại: Vật lý lớp 7 bài 19 Dòng điện, Nguồn điện
IV. Giải SBT Vật lý 7 bài 18 Hai loại điện tích
Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa Vật lý 7 bài 18 Hai loại điện tích, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập Vật lý 7 bài 18. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Vật lý 7 bài 18 Hai loại điện tích: Giải SBT Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích
-------------------------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vật lý lớp 7 bài 18. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.