Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô nhiễm môi trường

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I – NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

II – BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần: làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác

Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm

+ Một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm (làm cho âm truyền qua ít): tường gạch, trần bê tông, vách gỗ, …

+ Một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm: kính, mặt đá hoa, …

Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường được dùng:

+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm tiếng ồn.
+ Lắp thiết bị giảm âm: Lắp một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc sử dụng thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm tối thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn như máy bay, các động cơ, máy khoan, khi cần tiếp xúc các thiết bị đó phải sử dụng các thiết bị bảo hộ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây các trường học, bệnh viện xa khu dân cư, xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.

Câu hỏi: Người ta đo được tiếng ồn trong xưởng làm việc có các máy móc thiết bị hoạt động khoảng là 100dB, cho biết độ to này ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân không? Vì sao?

Trả lời:

-Âm thanh to vào mức 100dB thì chưa đủ lớn để gây nguy hiểm ngay đến tai của những người công nhân vì âm thanh khoảng từ 120dB mới gây thủng màng nhĩ và gây nguy hiểm đến thính giác.

-Tuy vậy nếu nhưng người công nhân này mà tiếp xúc với những âm thanh này trong một khoảng thời gian dài có thể gây những bệnh lý ảnh hưởng đến thính giác và gây những bệnh điếc và loãng tai khi về già. Vậy những âm thanh này có ảnh hưởng to lớn tới sức khoẻ của người công nhân.

III- TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 7

Câu 1: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi

A. Tiếng ồn nhỏ và ngắn

B. Tiếng ồn nhỏ và dài

C. Tiếng ồn to và ngắn

D. Tiếng ồn to và kéo dài

 Đáp án: D

Câu 2: Tất cả những âm thanh được tạo ra từ những …………. gây nên sự ô nhiễm tiếng ồn.

A. Dao động có biên độ cao

B. Dao động với biên độ thấp

C. Dao động với tần số cao

D. Âm thanh to, kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

 Đáp án: D

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng một vật rơi từ trên cao xuống

B. Tiếng phát ra từ máy cưa công nghiệp

C. Tiếng phát ra từ phòng Karaoke lúc nửa đêm

D. Tiếng trao đổi mua bán ở chợ

 Đáp án: A

Câu 4: Âm nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn

A. Tiếng hát của ca sĩ trên sân khấu

B. Tiếng nô đùa của lớp mẫu giáo giờ ra chơi

C. Tiếng phát ra từ máy cưa công nghiệp

D. Tiếng sáo diều vi vu

 Đáp án: C

Câu 5: Các biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là

A. Tác động vào nguồn âm

B. Phân tán âm trên đường truyền

C. Ngăn không cho âm truyền tới tai

D. Cả A, B và C

 Đáp án: C

Câu 6: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:

A. Làm trần nhà bằng xốp

B. Trồng cây xanh

C. Bao kín các thiết bị gây ồn

D. Tất cả các biện pháp trên

 Đáp án: D

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai? Tiếng sấm rền

A. Những vật có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.

B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề thì hấp thụ âm tốt

C. Mặt tường sần sùi thì phản xạ âm tốt

D. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm

 Đáp án: C

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Những vật có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm kém.

B. Những vật có bề mặt nhẵn mềm, gồ ghề thì hấp thụ âm kém

C. Mặt tường sần sùi thì phản xạ âm tốt

D. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm

 Đáp án: D

Câu 9: Chọn phát biểu sai.

Cách để chống ô nhiễm tiếng ồn là:

A. Giảm độ to của tiếng ồn

B. Ngăn chặn đường truyền âm

C. Phân tán âm bằng cách cho âm phản xạ

D. Giảm tần số âm

 Đáp án: D

Câu 10: Chọn phát biểu đúng.

Cách để chống ô nhiễm tiếng ồn là:

A. Giảm độ cao của tiếng ồn

B. Mở rộng đường truyền âm

C. Phân tán âm bằng cách cho âm phản xạ

D. Giảm tần số âm

 Đáp án: C

------------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 15. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
21 4.703
Sắp xếp theo

Lý thuyết Vật lí 7

Xem thêm