Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Gương cầu lõm

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Gương cầu lõm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Gương cầu lõm là gì?

Gương cầu lõm là một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, có mặt phản xạ nằm phía trong mặt cầu.

2. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm

Vật đặt gần sát gương cầu lõm cho ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và luôn lớn hơn vật.

Lưu ý: Thực ra ảnh tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy theo vị trí của vật đối với gương.

3. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

- Chiếu một chùm tia sáng song song tới gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm F ở trước gương.

chuyên đề vật lý 7

- Một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp (F) tạo ra một chùm tia sáng phân kì cho chùm phản xạ là chùm sáng song song.

chuyên đề vật lý 7

Như vậy: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùm tia sáng phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại biến đổi một chùm tia sáng tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

4. Ứng dụng

Gương cầu lõm dùng trong đèn pha ô tô, mô tô, đèn pin; gương tập trung năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Vẽ ảnh của một vật đặt trước gương cầu lõm

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng ta có thể vẽ tia tới hay tia phản xạ tại mọi điểm trên gương cầu lõm. Vì mỗi điểm trên gương cầu lõm cũng được coi như một gương phẳng nhỏ (hình 4.1).

chuyên đề vật lý 7

Lưu ý: Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lõm cũng có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu (hình 4.1).

III. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ là chùm sáng:

A. Hội tụ B. Song song

C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng

Chùm tia tới song song gặp gương cầu lõm có chùm tia phản xạ là chùm sáng hội tụ:

Chuyên đề vật lý 7

Bài 2: Các vật nào dưới đây có thể coi là gương cầu lõm?

A. Pha đèn pin

B. Pha đèn ô tô

C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời

D. Cả A, B, C

- Pha của đèn pin và đèn ô tô được xem như một gương cầu lõm vì nó có mặt lõm phản xạ tốt ánh sáng chiếu tới nó.

- Vì gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm sáng song song thành chùm phản xạ hội tụ tại một điểm nên được dùng để hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu đến.

Bài 3: Phương án nào là sai trong các phương án sau đây?

Tác dụng của gương cầu lõm là

A. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.

B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

C. Tạo ảnh ảo lớn hơn vật.

D. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kì.

- Gương cầu lõm tạo ảnh ảo lớn hơn vật ⇒ Loại đáp án C

- Gương cầu lõm biến đổi chùm tia tới:

Song song ⇒ Hội tụ

Phân kì thích hợp ⇒ Song song

⇒ Loại A và B. Vậy đáp án D đúng.

Bài 4: Chọn câu giải thích rõ ràng, đầy đủ nhất.

Chuyên đề vật lý 7

Trên hình vẽ, là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để đun nước nóng. Thùng nước nóng lên vì:

A. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt. Mặt Trời chiếu tới gương một chùm sáng song song. Gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí đặt thùng nước, làm cho nhiệt độ tại đó tăng lên cao.

B. Ánh sáng chiếu vào thùng nước mạnh lên rất nhiều.

C. Chùm phản xạ từ gương hội tụ tại vị trí đặt thùng nước.

D. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt.

Gương cầu lõm có tác dụng tập trung ánh sáng theo một hướng hoặc một điểm mà ta cần chiếu sáng. Vì vậy, việc sử dụng thiết bị có gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để đun nước nóng hoạt động dựa vào việc ánh sáng mặt Trời mang nhiệt, khi có chùm sáng song song từ Mặt Trời chiếu đến gương thì gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí đặt thùng nước làm cho nhiệt độ tại vị trí đó tăng cao.

Bài 5: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?

A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng.

B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.

C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.

D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.

Đèn nằm ở vị trí thích hợp nên pha đèn có tác dụng tập trung chùm sáng phân kì từ đèn chiếu ra phía sau và biến đổi chùm sáng đó thành một chùm phản xạ song song chiếu thẳng ra phía trước ⇒ Đáp án C đúng.

Bài 6: Chọn câu trả lời đúng

Ta biết rằng khi chiếu một chùm tia song song lên một gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Nếu đặt tại điểm đó một màn chắn nhỏ thì ta sẽ thấy:

A. Một vệt sáng.

B. Một điểm sáng rõ.

C. Không thấy gì khác.

D. Màn sáng hơn.

Chuyên đề vật lý 7

Chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ⇒ Giao điểm cắt nhau đó là ảnh thật của điểm sáng ⇒ Trên màn chắn sẽ hiện một điểm sáng ⇒ Đáp án B đúng.

Bài 7: Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.

B. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn, vì đó là ảnh ảo.

C.Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.

D. Bất kì vật đặt ở vị trí nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo.

- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn ⇒ Loại B.

- Khi đặt vật trở khoảng cách xa gương cầu lõm sẽ không tạo ra ảnh ảo mà sẽ tạo ra ảnh thật ⇒ Loại B.

- Vật đặt gần gương cầu lõm thì tạo ra ảnh ảo ⇒ Loại C

- Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy theo vị trí của vật đối với gương ⇒ Chọn phương án D.

Bài 8: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh:

A. Ảo, lớn hơn vật.

B. Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.

C. Thật.

D. Hứng được trên màn chắn.

Vật đặt sát gương ⇒ Ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Vật đặt ra xa gương ⇒ Ảnh thật, ngược chiều với vật

Vậy đáp án đúng là B

Bài 9: Để quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta phải đặt ở đâu?

A. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.

B. Ở trước gương.

C. Trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.

D. Ở trước gương và nhìn vào vật.

Phải đặt mắt trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt thì mới nhìn thấy ảnh của vật qua gương (nếu chùm tia phản xạ không lọt vào mắt thì mắt ta không nhìn thấy được ảnh của vật) ⇒ Đáp án đúng là C

Bài 10: Muốn vẽ ảnh của một điểm qua gương cầu lõm thì người ta làm thế nào? Hãy vẽ ảnh của điểm sáng S1 và cho nhận xét về tính chất ảnh. Biết O và D là tâm và đỉnh của gương.

Chuyên đề vật lý 7

* Muốn vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương cầu lõm, ta thực hiện như sau:

Từ điểm sáng đó ta vẽ hai tia tới gương cầu lõm sau đó xác định hai tia phản xạ.

Nếu:

+ Hai tia phản xạ cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó là ảnh thật của điểm sáng.

+ Hai tia phản xạ không cắt nhau mà đường kéo dài của chúng cắt nhau, giao điểm cắt nhau đó là ảnh ảo của điểm sáng.

Chuyên đề vật lý 7

* Vẽ ảnh của điểm sáng S1

- Vẽ tia tới S1I1 qua O, cho tia phản xạ I1P1 có chiều ngược lại.

- Từ S1 vẽ tia sáng đến đỉnh D, cho tia phản xạ DP2 với Chuyên đề vật lý 7

- Hai tia phản xạ giao nhau tại S1’. S1’ chính là ảnh của điểm sáng S1.

* Nhận xét về tính chất ảnh:

S1’ là ảnh thật của S1 vì S1’ là giao của hai tia phản xạ nằm ở phía trước gương cầu nên hứng được trên màn.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Gương cầu lõm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Vật lý 7

    Xem thêm