Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Môi trường truyền âm

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Môi trường truyền âm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. Tóm tắt lí thuyết vật lý 7 bài 13

1. Môi trường truyền âm

  • Âm thanh có thể truyền qua môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí.
  • Các môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí được gọi là môi trường truyền âm.
  • Âm thanh không thể truyền qua được trong chân không.
  • Khi âm truyền trong môi trường thì âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ dần rồi tắt hẳn.

Lưu ý: Muốn âm truyền từ nguồn âm đến tai phải có môi trường truyền âm như chất rắn, chất lỏng và chất khí.

2. Vận tốc truyền âm

  • Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
  • Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
  • Ở 200C, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s; trong nước là 1500 m/s; trong thép là 6100 m/s.

II. Dạng bài tập môi trường truyền âm

1. Tính vận tốc, quãng đường và thời gian truyền âm

Dựa vào công thức tính vận tốc truyền âm trong các môi trường:

chuyên đề vật lý 7

Trong đó: v là vận tốc truyền âm (m/s)

s là quãng đường truyền âm (m)

t là thời gian truyền âm (s)

2. Xác định âm truyền trong môi trường nào

Để xác định âm truyền trong môi trường nào ta thực hiện như sau:

- Tính vận tốc truyền âm.

- Dựa vào vận tốc truyền âm trong các môi trường:

vkhông khí = 340 m/s; vnước = 1500 m/s; vthép = 6100 m/s...

Từ đó suy ra được âm truyền trong môi trường nào.

III. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm Môi trường truyền âm

Bài 1: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai:

A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.

B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.

C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.

D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất.

Xem đáp án
Đáp án D

Chất rắn là môi trường truyền âm tốt nhất

⇒ Đáp án D sai

Bài 2: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

A. Rắn, lỏng, khí

B. Lỏng, khí, rắn

C. Khí, lỏng, rắn

D. Rắn, khí, lỏng

Xem đáp án
Đáp án C

Vận tốc truyền âm tăng dần từ chất khí, qua chất lỏng rồi đến chất rắn

Bài 3: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su?

A. Tấm nhựa

B. Chân không

C. Nước sôi

D. Cao su

Xem đáp án
Đáp án B

Âm chỉ truyền được trong môi trường vật chất (rắn, lỏng, khí), không truyền được trong môi trường chân không

⇒ Chọn đáp án B

Bài 4: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 340 m/s

B. 170 m/s

C. 6420 m/s

D. 1500 m/s

Xem đáp án
Đáp án C

Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí ⇒ vận tốc truyền âm trong nhôm (chất rắn) phải lớn hơn 1500 m/s

⇒ Chọn đáp án C.

Bài 5: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:

A. t1 < t2 < t3

B. t3 < t2 < t1

C. t2 < t1 < t3

D. t3 < t1 < t2

Xem đáp án
Đáp án

Vận tốc truyền âm trong các môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí .

Vì truyền trong cùng một khoảng cách nên khi vận tốc truyền âm càng lớn thì thời gian truyền âm càng nhỏ nên trắn < tlỏng < tkhí ⇒ t1 < t2 < t3.

Bài 6: Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét?

A. Nước

B. không khí

C. Thép

D. Nhôm

Xem đáp án
Đáp án A

Vận tốc truyền âm của môi trường đó là:

v=\frac St=\frac{3000}2=1500\;(m/s)\(v=\frac St=\frac{3000}2=1500\;(m/s)\)

⇒ Môi trường nước ⇒ Chọn đáp án A

Bài 7: Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào sai trong các nội dung dưới đây?

A. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất.

B. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.

C. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.

D. Vì cùng là nước nên tốc độ truyền âm như nhau.

Xem đáp án
Đáp án D

Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự rắn, lỏng, khí

⇒ Chọn đáp án D

Bài 8: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nước

B. Sắt

C. Khí O2

D. Chân không

Xem đáp án
Đáp án B

Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí

Âm không truyền được trong chân không

⇒ Chọn đáp án B

Bài 9: Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu?

A. 35 m

B. 17 m

C. 75 m

D. 305 m

Xem đáp án
Đáp án C

Âm truyền trong nước với vận tốc 1500 m/s.

Khoảng cách từ người thợ lặn đến nơi đặt đồng hồ là:

s=v.t=1500.\frac1{20}=75(m)\(s=v.t=1500.\frac1{20}=75(m)\)

Bài 10: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời gian. Hỏi bao lâu sau thì một người ở cách ga 2km và áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm truyền trong đường ray là 6100 m/s.

A. 1200 s

B. 3050 s

C. 3,05 s

D. 0,328 s

Xem đáp án
Đáp án D

Đổi 2 km = 2000 m

Thời gian kể từ khi đoàn tàu bắt đầu xuất phát cho đến khi người đó nghe được tiếng chuyển động của đoàn tàu là:

v=\frac st=>t=\frac sv=\frac{2000}{6100}=0,328\(v=\frac st=>t=\frac sv=\frac{2000}{6100}=0,328\)

Bài 11. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340 km/s.

B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s

C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s

D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s

Xem đáp án
Đáp án D

Bài 12. Câu nào sau đây không đúng:

A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm

B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm

C. Thép truyền âm tốt hơn gỗ

D. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường

Xem đáp án
Đáp án B

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Môi trường truyền âm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • падать
    падать

    bài 7 bị sai

    rắn khí lỏng chứ

    Thích Phản hồi 03/01/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Vật lý 7

    Xem thêm