Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Độ cao của âm

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Độ cao của âm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Dao động nhanh, chậm – Tần số

- Vật thực hiện một dao động nghĩa là khi vật đi được quãng đường kể từ khi bắt đầu dao động cho đến khi nó lặp lại vị trí như cũ.

- Khi vật dao động, nếu trong một đơn vị thời gian vật thực hiện càng nhiều dao động thì ta nói vật dao động càng nhanh. Ngược lại nếu vật thực hiện càng ít dao động thì ta nói vật dao động càng chậm.

- Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.

- Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).

⇒ Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn. Ngược lại, vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.

2. Âm trầm (âm thấp), âm bổng (âm cao)

- Khi vật dao động càng nhanh (tần số dao động càng lớn) thì âm phát ra càng cao (càng bổng).

- Khi vật dao động càng chậm (tần số dao động càng nhỏ) thì âm phát ra càng thấp (càng trầm).

Lưu ý:

+ Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.

+ Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.

+ Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.

+ Một số động vật có thể nghe được hạ âm và siêu âm.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách tính tần số dao động của một vật

Công thức:chuyên đề vật lý 7 Trong đó:

n: số dao động

t: thời gian vật thực hiện được n dao động (s)

f: tần số dao động (Hz)

2. Để giải thích một số âm thanh do nguồn âm phát ra khi trầm, khi bổng khác nhau ta dựa vào đặc điểm:

- Âm phát ra càng bổng (càng cao) ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng trầm (càng thấp) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số dao động càng nhỏ.

III. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?

A. Con lắc không phải là nguồn âm.

B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.

C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.

D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.

Khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh vì con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.

Bài 2: Tần số dao động càng cao thì

A. âm nghe càng trầm B. âm nghe càng to

C. âm nghe càng vang xa D. âm nghe càng bổng

Tần số dao động càng cao thì âm nghe càng cao (tức là càng bổng).

Bài 3: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:

A. 2Hz B. 0,5Hz C. 2s D. 0,5s

Tần số dao động của con lắc là:

ADCT: chuyên đề vật lý 7

Bài 4: Kết luận nào sau đây là sai?

A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.

B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz.

C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.

D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.

Tai người nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz ⇒ Tai người không nghe được hạ âm và siêu âm.

Bài 5: Chọn phát biểu đúng?

A. Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.

B. Đơn vị tần số là giây (s).

C. Tần số là đại lượng không có đơn vị.

D. Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.

- Đơn vị của tần số là Héc (Hz) ⇒ Đáp án B và C sai.

- Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây ⇒ Đáp án A sai, đáp án D đúng.

Bài 6: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng

A. to B. bổng C. thấp D. bé

Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng cao (bổng)

Bài 7: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?

A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.

B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.

C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.

D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.

- Trường hợp A: f = n/t = 500/5 = 100 (Hz)

- Trường hợp B: f = 200 (Hz)

- Trường hợp C: f = 70 (Hz)

- Trường hợp D: f = n/t = 1000/60 ≈ 17 (Hz)

⇒ Trường hợp B có tần số lớn nhất.

Bài 8: Một vật dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:

A. 10 B. 55 C. 250 D. 45

Trong 5 giây vật thực hiện được số dao động là:

ADCT: f = n/t ⇒ n = f.t = 50.5 = 250 (dao động)

Bài 9: So sánh tần số dao động của các nốt nhạc RÊ và MI, của các nốt nhạc RÊ và FA:

A. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ bằng FA.

B. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ lớn hơn FA.

C. Tần số của nốt nhạc RÊ lớn hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.

D. Tần số của nốt nhạc RÊ nhỏ hơn MI, RÊ nhỏ hơn FA.

Thứ tự tăng dần theo độ cao của nốt nhạc: ĐỒ, RÊ, MI, FA, SON, LA, SI, ĐÔ.

Mà âm càng cao thì tần số dao động càng lớn ⇒ Chọn đáp án D

Bài 10: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Thời gian để vật thực hiện được 200 dao động là

A. 2,5s B. 4s C. 5s D. 0,25s

Thời gian vật thực hiện được 200 dao động là:

chuyên đề vật lý 7

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Độ cao của âm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Vật lý 7

    Xem thêm