Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng kết chương 1: Quang học

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Tổng kết chương 1: Quang học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Tổng kết chương 1: Quang học

A. Lý thuyết

1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Chú ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

2. Sự truyền ánh sáng

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.

chuyên đề vật lý 7

- Có 3 loại chùm sáng:

+ Chùm sáng giao nhau ⇒ chùm sáng hội tụ

+ Chùm sáng không giao nhau ⇒ chùm sáng song song

+ Chùm sáng loe rộng ra ⇒ chùm sáng phân kì

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Nhật thực xảy ra khi Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

4. Định luật phản xạ ánh sáng

- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp một bề mặt nhẵn bóng.

- Định luật phản xạ ánh sáng:

chuyên đề vật lý 7

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

Chú ý:

+ Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

+ Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

6. Gương cầu lồi

- Gương cầu lồi là một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, có mặt phản xạ nằm phía ngoài mặt cầu.

- Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Lưu ý:

+ Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu (Hình 2.3).

+ Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.

chuyên đề vật lý 7

7. Gương cầu lõm

- Gương cầu lõm là một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, có mặt phản xạ nằm phía trong mặt cầu.

- Tác dụng của gương cầu lõm:

+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.

+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

- Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy theo vị trí của vật đối với gương.

Ảnh ảo ⇒ Cùng chiều với vật

Ảnh thật ⇒ Ngược chiều với vật

Lưu ý: Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lõm cũng có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu (hình vẽ)

chuyên đề vật lý 7

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Đứng trên trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Do đó, khi đứng trên Trái Đất vào ban đêm mới có thể thấy được nguyệt thực.

⇒ Đáp án B đúng

Bài 2: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn mà không dùng một bóng đèn lớn. Mục đích chính của việc này là gì?

A. Dùng nhiều đèn để thu được ánh sáng mạnh phát ra từ những bóng đèn.

B. Dùng nhiều đèn để phòng khi có bóng bị cháy.

C. Dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen.

D. Dùng nhiều đèn để không bị chói mắt.

Dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

⇒ Đáp án C đúng

Bài 3: Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào:

A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

B. Định luật phản xạ ánh sáng.

C. Định luật khúc xạ ánh sáng.

D. Cả A, B và C.

Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào định luật phản xạ ánh sáng ⇒ Đáp án A đúng.

Bài 4: Câu trả lời nào dưới đây là sai

Địa phương Y có nhật thực một phần khi địa phương đó:

A. nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng. Ở đó người ta chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời.

B. chỉ thấy một phần Mặt Trăng.

C. chỉ thấy một phần Mặt Trời.

D. bị Mặt Trăng chắn một phần ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.

Địa phương Y có nhật thực một phần khi ở đó người ta chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời, một phần còn lại bị Mặt Trăng che khuất ⇒ Chọn đáp án B

Bài 5: Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là:

A. Bóng tối

B. Bóng nửa tối

C. Cả bóng tối lẫn bóng nửa tối.

D. Bóng tối và bóng nửa tối xen kẽ nhau

Nguồn sáng hẹp (hay nhỏ) ⇒ bóng tối

Nguồn sáng rộng (hay lớn) ⇒ bóng tối và bóng nửa tối

⇒ Đáp án A đúng.

Bài 6: Trên bức tường ngăn cách hai phòng Quang và Dũng có một lỗ thông nhỏ. Ban đêm, phòng của Quang đóng kín, không bật đèn. Trường hợp nào sau đây mắt của Quang nhận biết được có ánh sáng?

A. Đèn phòng Dũng không được bật sáng.

B. Đèn phòng Dũng được bật sáng.

C. Đèn phòng Dũng sáng, Dũng lấy tờ bìa che kín lỗ nhỏ.

D. Đèn phòng Dũng sáng, lỗ nhỏ không bị che nhưng Quang nhắm kín hai mắt.

- Đèn phòng Dũng không được bật sáng ⇒ không có ánh sáng từ lỗ thông nhỏ truyền đến mắt ⇒ mắt không nhận biết được ánh sáng.

- Đèn phòng Dũng sáng, Dũng lấy tờ bìa che kín lỗ nhỏ ⇒ ánh sáng bị vật cản che khuất ⇒ mắt không nhận biết được ánh sáng.

- Đèn phòng Dũng sáng, lỗ nhỏ không bị che nhưng hai mắt không mở ⇒ không có ánh sáng truyền đến mắt ⇒ mắt không nhận biết được ánh sáng.

- Đèn phòng Dũng được bật sáng ⇒ có ánh sáng truyền đến mắt ⇒ mắt nhận biết được ánh sáng ⇒ Đáp án B đúng.

Bài 7: Nguồn sáng là vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Hắt lại ánh sáng chiếu đến nó B. Để ánh sáng truyền qua nó

C. Tự nó phát ra ánh sáng D. Truyền ánh sáng đến mắt ta

Nguồn sáng có đặc điểm là nó tự phát ra ánh sáng ⇒ Chọn đáp án C

Bài 8: Để nhìn thấy một vật thì:

A. Vật ấy phải được chiếu sáng

B. Vật ấy phải là nguồn sáng

C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt.

D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng.

Điều kiện để mắt ta nhìn thấy một vật là phải có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ⇒ Chọn đáp án C.

Bài 9: Vật nào dưới đây được xem là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy B. Bóng đèn bị cháy dây tóc

C. Mặt Trăng D. Chiếc đàn ghi ta

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

- Bóng đèn bị cháy dây tóc, chiếc đàn ghi ta không tự phát ra ánh sáng ⇒ Chúng là vật sáng

- Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt Trăng hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào nó ⇒ Mặt Trăng là vật sáng

⇒ Đáp án đúng là A.

Chú ý: Bóng đèn đang phát sáng là nguồn sáng còn bóng đèn bị cháy dây tóc thì là vật sáng.

Bài 10: Chùm ánh sáng phát ra từ một đèn pin là chùm tia:

A. Hội tụ B. Song song

C. Không song song, hội tụ, phân kì D. Phân kì

Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pin càng ngày càng loe rộng ra nên là chùm tia phân kì.

⇒ Đáp án D đúng

Bài 11: Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng:

A. luôn truyền theo đường thẳng

B. luôn truyền theo một đường cong

C. luôn truyền theo đường gấp khúc

D. có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc ⇒ Đáp án D đúng

Bài 12: Chọn câu trả lời sai

Định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng được ứng dụng trong các trường hợp nào dưới đây?

A. Kiểm tra đội ngũ bằng cách ngắm xem hàng dọc, hàng ngang đã thẳng chưa.

B. Kẻ đường thẳng trên giấy.

C. Để ngắm đường thẳng trên mặt đất, dùng các cọc tiêu (ngành đo đạc).

D. Để tạo ảnh trong bóng tối.

Kẻ đường thẳng trên giấy chỉ cần dùng thước, không cần sử dụng đến định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng ⇒ Chọn đáp án B.

Bài 13: Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng vì:

A. ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong.

B. ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn.

C. ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rỗng lại cong.

D. ánh sáng phát ra từ dây tóc chỉ truyền bên ngoài ống.

Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng vì ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rỗng lại cong ⇒ ánh sáng không truyền được đến mắt ⇒ Chọn đáp án C.

Bài 14: Nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng là:

A. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng.

B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.

C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau.

D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng

Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng

⇒ Chọn đáp án B

Bài 15: Phát biểu nào là sai trong các phát biểu sau đây khi nói về chùm sáng song song?

A. Trong chùm sáng song song, các tia sáng không thể xuất phát từ một điểm.

B. Trong chùm sáng song song, các tia sáng không giao nhau.

C. Trong chùm sáng song song, các tia sáng luôn song song với nhau.

D. Trong chùm sáng song song, các tia sáng luôn vuông góc với nhau.

Chùm sáng song song ⇒ Các tia sáng không giao nhau ⇒ Các tia sáng không xuất phát từ một điểm ⇒ Chọn đáp án D.

Bài 16: Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 150. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:

A. 300 B. 450 C. 600 D. 150

chuyên đề vật lý 7

- Theo định luật phản xạ ánh sáng:

chuyên đề vật lý 7

⇒ Đáp án A đúng

Bài 17: Chiếu một tia sáng SI đến gương phẳng với góc tới i. Quay gương một góc α quanh trục trùng với mặt gương qua I và vuông góc với tia tới. Tia phản xạ sẽ quay một góc là:

A. α cùng chiều quay của gương

B. α ngược chiều quay của gương

C. 2α cùng chiều quay của gương

D. 2α ngược chiều quay của gương

chuyên đề vật lý 7

- Gọi IN là pháp tuyến lúc gương chưa quay

IN’ là pháp tuyến khi gương đã quay một góc α

IR là tia phản xạ lúc gương chưa quay

IR’ là tia phản xạ khi gương đã quay một góc α

- Vì gương quay một góc α nên chuyên đề vật lý 7

* Chứng minh khi gương quay một góc α thì pháp tuyến cũng quay một góc α

chuyên đề vật lý 7

Vậy tia phản xạ sẽ quay một góc là 2α

Theo hình vẽ ta thấy tia phản xạ quay theo chiều quay của gương

Vậy đáp án đúng là C

Bài 18: Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?

A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật trước chúng.

B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.

C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương.

D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó

Một tấm kính phẳng có tác dụng gần giống một gương phẳng là tạo ra ảnh ảo của một vật đặt trước nó và cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính ⇒ Chọn đáp án B.

Bài 19: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng?

A. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường.

B. Nhìn thấy quyển vở trên bàn.

C. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.

D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.

Mặt nước được xem như một gương phẳng nên khi có tia sáng đi đến mặt nước thì có hiện tượng phản xạ ⇒ Đáp án D đúng

Bài 20: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi:

A. Giao nhau của các tia phản xạ.

B. Giao nhau của các tia tới.

C. Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ.

D. Giao nhau của đường kéo dài các tia tới.

Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ ⇒ Đáp án C đúng

Bài 21: Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào?

A. Song song với vật B. Cùng phương cùng chiều với vật

C. Vuông góc với vật D. Cùng phương ngược chiều với vật

Theo tính chất đối xứng của ảnh qua gương phẳng ⇒ Khi đặt vật vuông góc với mặt gương sẽ cho ảnh ảo, cùng phương nhưng ngược chiều với vật ⇒ Đáp án D đúng.

Bài 22: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 80cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:

A. 40cm B. 160cm C. 20cm D. 10 cm

chuyên đề vật lý 7

- Ảnh S’ đối xứng với S qua gương phẳng nên:

SS’ vuông góc với gương tại H và SH = S’H (1)

- Theo đề bài điểm sáng S cách ảnh S’ qua gương một

Khoảng là 80cm tức là SS’ = 80cm

Mà SS’ = SH + S’H = 80cm (2)

Từ (1) (2) chuyên đề vật lý 7

Vậy ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là 40 (cm)

⇒ Đáp án A đúng.

Bài 23: Một người cao 1,6m ban đầu đứng ngay dưới bóng đèn nhỏ S được treo ở độ cao 3,2m. Khi người đó đi được 1m thì bóng đỉnh đầu in trên mặt đất di chuyển được một đoạn là:

A. 1m B. 2m C. 4m D. 0,5m

chuyên đề vật lý 7

- Giả sử AB là chiều cao của người (AB = 1,6 m)

SB là độ cao của bóng đèn so với mặt đất (SB = 3,2m)

- Ta có: chuyên đề vật lý 7

Hay A là trung điểm của SB

- Theo đề bài: Ban đầu bóng của đỉnh đầu tại B. Khi người di chuyển từ B đến B’ một đoạn BB’ = 1m thì đỉnh đầu cũng di chuyển một đoạn AA’ = BB’ = 1m. Khi đó bóng của đỉnh đầu di chuyển một đoạn BB”.

- Xét SBB” có: A là trung điểm của SB và AA’ // BB”

⇒ AA’ là đường trung bình trong SBB”

⇒ AA' = 1/2 BB" ⇒ BB" = 2.AA' = 2.1 = 2 m. Đáp án đúng là B.

Bài 24: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.

D. Ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng.

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo ⇒ không hứng được trên màn

Ảnh của vật không sờ được, không tự phát ra ánh sáng

⇒ Đáp án A đúng

Bài 25: Chiếu một tia tới có hướng SI có hướng nằm ngang lên một gương phẳng treo thẳng đứng như hình vẽ. Giữ nguyên tia tới, hỏi gương phải quay như thế nào quanh điểm treo để tia phản xạ có hướng thẳng đứng xuống dưới?

A. Gương quay sang trái và nghiêng một góc 450 đối với tia tới SI.

B. Gương quay sang phải 450 đối với tia tới SI.

C. Gương nghiêng sang trái 300.

D. Gương phải nằm ngang.

chuyên đề vật lý 7

chuyên đề vật lý 7

* Vẽ vị trí đặt gương

- Từ I ta vẽ tia phản xạ hướng thẳng đứng có chiều từ trên xuống dưới.

- Từ I vẽ tia phân giác IN của góc SIR

- Tia phân giác IN chính là đường pháp tuyến của gương tại điểm tới I.

- Từ I vẽ đường thẳng xy vuông góc với IN.

- Vị trí đường thẳng xy chính là vị trí đặt gương khi tia phản xạ hướng thẳng đứng xuống dưới.

chuyên đề vật lý 7 (1)

* Lúc đầu tia tới SI vuông góc với gương nên góc hợp bởi tia tới và gương là 900.

Lúc sau, khi quay gương thì góc hợp bởi tia tới và gương là bằng 450

Vậy gương quay đi một góc bằng 900 – 450 = 450 so với vị trí lúc đầu.

Từ hình vẽ ta thấy gương quay sang trái đối với tia SI

⇒ Đáp án đúng là A.

Bài 26: Lần lượt đặt ngọn nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng. Chọn câu sai:

A. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm.

B. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm.

C. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương phẳng.

D. Kích thước ảnh của ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi là bằng nhau.

Gương phẳng ⇒ ảnh bằng vật

Gương cầu lồi ⇒ ảnh nhỏ hơn vật

Gương cầu lõm ⇒ ảnh lớn hơn vật

⇒ Chọn đáp án D

Bài 27: Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ô tô, xe máy vì:

A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

B. Gương cầu lõm hội tụ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào người lái xe.

C. Vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lồi

D. Gương cầu lõm chỉ tạo ra ảnh ảo đối với những vật ở gần gương.

Không dùng gương cầu lõm để quan sát những vật ở phía sau xe ô tô, xe máy vì vùng quan sát được trong gương cầu lõm nhỏ hơn so với gương cầu lồi.

Bài 28: Gương có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ là gương gì?

A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi

C. Gương cầu lõm D. Cả B và C

Đáp án C đúng

Bài 29: Ảnh của một ngọn nến đang cháy quan sát được trong gương cầu lồi có chiều như thế nào?

A. Ảnh có lúc cùng chiều, có lúc ngược chiều với chiều của ngọn nến.

B. Ảnh ngược chiều với chiều của ngọn nến.

C. Ảnh cùng chiều với chiều của ngọn nến.

D. Phụ thuộc vào vị trí đặt ngọn nến.

Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật

⇒ Đáp án C đúng

Bài 30: Trong pha đèn pin người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn. Vậy chùm sáng phản xạ là chùm tia gì để ánh sáng được chiếu đi xa mà vẫn rõ?

A. Chùm tia hội tụ B. Chùm tia phân kì

C. Chùm tia song song D. Cả A hoặc C.

Trong pha đèn pin người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn. chùm sáng phản xạ là chùm tia song song nên ánh sáng được chiếu đi mà vẫn nhìn rõ.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Tổng kết chương 1: Quang học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Vật lý 7

    Xem thêm