Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Độ to của âm

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Độ to của âm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Biên độ dao động – Âm to, âm nhỏ

- Trong quá trình dao động, độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động .

- Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm do vật đó phát ra càng to. Ngược lại, biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm do vật đó phát ra càng nhỏ.

2. Độ to của một số âm

- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (kí hiệu là dB).

- Khi độ to của âm càng lớn (không được quá 70dB) thì ta nghe âm càng rõ. Nếu độ to của âm quá 70 dB và trong một thời gian dài thì ta nghe không còn rõ và dễ chịu nữa. Vậy độ to của âm ở mức 70 dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.

- Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130 dB thì âm thanh làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Vậy độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.

Bảng cho biết độ to của một số âm:

Tiếng nói thì thầm20 dB
Tiếng nói chuyện bình thường40 dB
Tiếng nhạc to60 dB
Tiếng ồn rất to ở ngoài phố80 dB
Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng100 dB
Tiếng sét120 dB

Ngưỡng đau (làm đau nhức tai)

(Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m)

130 dB

Lưu ý: Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu chứ không phải là khoảng cách lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Giải thích một số hiện tượng trong đời sống thực tế

Dựa vào đặc điểm:

+ Biên độ dao động càng lớn ⇒ âm phát ra càng to

+ Biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm phát ra càng nhỏ

2. Xác định âm thanh

Dựa vào giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn (70 dB) và ngưỡng đau (130 dB) để ta xác định được những âm thanh nào ta có thể nghe được bình thường hay những âm thanh nào không thể nghe được mà gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe để có phương án tránh và bảo vệ tai.

III. TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Âm phát ra nhỏ hơn khi nào?

A. Khi biên độ dao động lớn hơn B. Khi biên độ dao động nhỏ hơn

C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Khi tần số dao động nhỏ hơn.

Dao động càng mạnh ⇒ biên độ dao động càng lớn ⇒ âm càng to

Dao động càng yếu ⇒ biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm càng nhỏ

⇒ Chọn B

Bài 2: Âm phát ra càng to khi

A. nguồn âm có kích thước càng lớn.

B. nguồn âm dao động càng mạnh.

C. nguồn âm dao động càng nhanh.

D. nguồn âm có khối lượng càng lớn.

Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động càng mạnh => đáp án B

Bài 3: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là:

A. 60 dB B. 100 dB C. 130 dB D. 150 dB

Ngưỡng đau có thể làm đau nhức, điếc tai là 130dB

Bài 4: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

A. Biên độ và tần số dao động của âm.

B. Tần số dao động của âm.

C. Vận tốc truyền âm.

D. Biên độ dao động của âm.

Khi truyền đi xa, biên độ dao động của âm đã thay đổi

Bài 5: Biên độ dao động của vật là:

A. số dao động vật thực hiện được trong 1 giây.

B. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.

C. đại lượng đặc trưng cho mức độ cao, thấp của âm.

D. độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.

Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.

Bài 6: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?

A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao.

B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao.

C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to.

D. dây đàn càng căng, âm phát ra càng to.

Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động ⇒ Chọn đáp án C

Bài 7: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

A. 40 dB

B. 50 dB

C. 60 dB

D. 70 dB

Âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là 40 dB.

Bài 8: Có 4 con lắc đơn giống nhau, lần lượt kéo con lắc lệch 300, 400, 450, 600 so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Biên độ dao động của con lắc nào là lớn nhất?

A. Con lắc lệch 300

B. Con lắc lệch 400

C. Con lắc lệch 450

D. Con lắc lệch 600

Góc lệch so với vị trí cân bằng càng lớn thì biên độ dao động càng lớn ⇒ Chọn D

Bài 9: Khi biên độ dao động càng lớn thì:

A. âm phát ra càng to B. âm phát ra càng nhỏ

C. âm càng bổng D. âm càng trầm.

Biên độ dao động càng lớn ⇒ âm càng to

Biên độ dao động càng nhỏ ⇒ âm càng nhỏ

⇒ Chọn đáp án A.

Bài 10: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:

A. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to.

B. Gõ càng nhiều âm thanh phát ra càng to.

C. Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng cao.

D. Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn.

Vật dao động càng mạnh thì âm càng to ⇒ Chọn đáp án A.

Câu 11: Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số lớn nhất?

A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động

B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động

C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động

D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động

Câu 12: Vật nào trong các vật sau đây dao động với tần số nhỏ nhất?

A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động

B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 300 dao động

C. Trong ba giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động

D. Trong mười giây, dây chun thực hiện được 650 dao động

Câu 13: Độ cao của âm phụ thuộc vào?

A. Tần số

B. Biên độ

C. Độ to

D. Cường độ

Câu 14: Chọn câu đúng?

A. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số

B. Độ cao của âm phụ thuộc vào biên độ

C. Độ cao của âm phụ thuộc vào độ to

D. Độ cao của âm phụ thuộc vào cường độ

Câu 15: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng

A. Trầm

B. Bổng

C. Vang

D. Truyền đi xa

Câu 16: Chỉ ra kết luận đúng trong các câu sau

A. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng trầm

B. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng bổng

C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng vang

D. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng truyền đi xa

Câu 17: Tần số âm càng thấp thì:

A. Âm nghe càng trầm

B. Âm nghe càng to

C. Âm nghe càng vang xa

D. Âm nghe càng bổng

Câu 18: Âm phát ra càng cao (càng bổng) thì tần số dao động…….

A. Càng lớn

B. Càng nhỏ

C. Càng mạnh

D. Càng yếu

Câu 19: Âm phát ra càng thấp (càng trầm) thì tần số dao động…….

A. Càng lớn

B. Càng nhỏ

C. Càng mạnh

D. Càng yếu

Câu 20: Một vật dao động với tần số 8Hz. Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?

A. 7,5 dao động

B. 8 dao động

C. 480 dao động

D. 60 dao động

Bài 21: Tại sao máy nghe nhạc lại có thể phát ra tiếng to nhỏ khác nhau dù nó chỉ có một cái loa nhất định?

Máy nghe nhạc phát ra âm thanh từ những chiếc loa của nó, cụ thể hơn là do màng loa của nó rung động phát ra âm thanh. Khi màng loa dao động mạnh hay yếu (biên độ lớn hay nhỏ) khác nhau thì nó phát ra âm to nhỏ khác nhau.

Bài 22: Nêu một phương án thí nghiệm để chứng tỏ khi ta đánh mạnh vào trống thì mặt trống dao động với biên độ lớn và ngược lại, khi ta đánh nhẹ vào mặt trống thì mặt trống dao động với biên độ nhỏ.

Đánh vào mặt trống sau đó thả một viên bi gỗ lên trên mặt trống. Khi đó mặt trống đang dao động và làm cho viên bi nảy lên với độ cao phụ thuộc vào mặt trống đang dao động mạnh hay yếu, tức là phụ thuộc vào biên độ dao động. Biên độ dao động càng lớn thì viên bi nảy lên càng cao. Quan sát sẽ thấy được khi đánh mạnh thì viên bi nảy lên cao (biên độ dao động lớn), đánh nhẹ thì viên bi nảy lên thấp (biên độ dao động nhỏ).

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Độ to của âm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Vật lý 7

    Xem thêm