Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hiệu điện thế

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Hiệu điện thế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Hiệu điện thế

A. Lý thuyết

1. Hiệu điện thế

- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

- Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.

- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn, kí hiệu mV.

1 mV = 0,001 V 1 V = 1000 mV

+ Đối với hiệu điện thế có giá trị lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn, kí hiệu là kV.

1 kV = 1000 V 1 V = 0,001 kV

- Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

2. Dụng cụ đo hiệu điện thế

- Để đo hiệu điện thế người ta dùng dùng cụ gọi là vôn kế.

+ Trên mặt vôn kế có ghi chữ V (số đo hiệu điện thế tính theo đơn vị V).

+ Có hai loại vôn kế: Vôn kế dùng kim và vôn kế hiện số (sử dụng đồng hồ đo điện đa năng).

- Mỗi vôn kế đều có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) xác định.

- Kí hiệu vẽ Vôn kế là:

chuyên đề vật lý 7

3. Đo hiệu điện thế

Khi sử dụng vôn kế đo hiệu điện thế cần lưu ý:

- Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.

- Mắc Vôn kế song song với vật cần đo hiệu điện thế sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của Vôn kế (tức là chốt (+) của Vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của vôn kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).

chuyên đề vật lý 7

- Số chỉ của Vôn kế mắc song song với vật chính là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn đó.

- Khi mắc trực tiếp hai chốt của Vôn kế vào hai cực của nguồn điện tức là đo hiệu điện thế giữa hai đầu của nguồn điện đó (hình 3.1)

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo

A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện.

B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.

C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch.

D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện.

Câu sai: Hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện ⇒ Đáp án D

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở.

A. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện

B. Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.

C. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện.

D. Mắc vôn kế nối tiếp với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực âm, cực âm nối với cực dương của nguồn điện.

Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở:

Mắc vôn kế song song với 2 cực của nguồn điện. Cực dương của vôn kế nối với cực dương, cực âm nối với cực âm của nguồn điện ⇒ Đáp án A

Bài 3: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?

A. 314 mV B. 5,8 V C. 1,52 V D. 3,16 V

Do ĐCNN của vôn kế là 0,2 chỉ có 1 thừa số sau dấu phẩy mà 5,8 là bội của 0,2

⇒ Đáp án B

Bài 4: Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây mắc đúng?

chuyên đề vật lý 7

Vôn kế ở sơ đồ b mắc đúng ⇒ Đáp án B

Bài 5: Phát biểu nào dưới đây là sai?

Đơn vị của hiệu điện thế là:

A. Vôn (V) B. Ampe (A) C. Milivôn (mV) D. Kilovôn (kV)

Ampe là đơn vị của cường độ dòng điện ⇒ Đáp án B

Bài 6: Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:

A. Kích thước của vôn kế

B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.

C. Cách mắc vôn kế trong mạch.

D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.

Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là kích thước của vôn kế ⇒ Đáp án A

Bài 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………

A. Điện thế

B. Hiệu điện thế

C. Cường độ điện thế

D. Cường độ dòng điện

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế ⇒ Đáp án B

Bài 8: Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:

A. 100 V hay 200 V

B. 110 V hay 220 V

C. 200 V hay 240 V

D. 90 V hay 240 V

Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là 110 V hay 220 V ⇒ Đáp án B

Bài 9: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo:

A. Điện một chiều (DC), GHĐ bằng 220 V

B. Điện xoay chiều (AC), GHĐ nhỏ hơn 220 V

C. Điện một chiều (DC), GHĐ lớn hơn 220 V

D. Điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V

Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh trên vôn kế có giới hạn đo điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V⇒Đáp án D

Bài 10: Chọn câu sai

A. 1V = 1000mV

B. 1kV = 1000mV

C. 1mV = 0,001V

D. 1000V = 1kV

1kV = 1000 V ⇒ Đáp án B

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Hiệu điện thế. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Vật lý 7

    Xem thêm