Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng theo CV 5512

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Vật lý 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Biết được định nghĩa Tia sáng và Chùm sáng.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các loại chùm sáng và đặc điểm của chúng.

- Làm được thí nghiệm đơn giản trong bài học để kiểm chứng.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.

- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: - ống ngắm, đèn pin, miếng bìa.

2. Học sinh: Mỗi nhóm: - Đèn pin, các miếng bìa có lỗ, đinh ghim, tờ giấy.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Yêu cầu HS lên bảng làm BT 1.4; 1.5/SBT.

+ GV đưa ra hình ảnh 1 chiếc đũa trong cốc nước bị gãy khúc, hỏi:

? Mắt ta nhìn thấy 1 vật khi nào?

Ánh sáng truyền từ vật theo đường nào đến mắt ta?

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: đường thẳng.

- Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới.

- Dự kiến sản phẩm: đường thẳng

*Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

+ ? Tại sao hình ảnh chiếc đũa lại bị gãy? Có phải ánh sáng khi đó truyền theo đường cong không? Khi nào ánh sáng truyền theo đường thẳng?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền ánh sáng. (10 phút)

1. Mục tiêu:

Biết cách nhận biết được có ánh sáng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, 2.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Cho HS nghiên cứu SGK.

+ Hoạt động nhóm làm thí nghiệm như hình 2.1.

+ Đọc C2 và làm thí nghiệm như hình 2.2

+ Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm.

- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1, 2.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 2.1

+ Từ kết quả thí nghiệm trả lời C1. Ống thẳng.

+ Các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra như hình 2.2. Từ đó trả lời C2.

+ Hoàn thành kết luận: Đường thẳng.

Đọc và ghi nội dung định luật vào vở.

+ Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ.

- Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS.

- Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

- Thông báo: Nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Giới thiệu: Ngoài không khí ra ta còn có nước, thủy tinh, dầu hỏa... cũng nằm trong môi trường trong suốt và đồng tính.

I. Đường truyền của ánh sáng.

Kết luận:

Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Hoạt động 2: Thông báo tia sáng và chùm sáng.

(10 phút)

1. Mục tiêu: Biết được định nghĩa Tia sáng và Chùm sáng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu C3.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Thông báo: Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên.

Làm thí nghiệm cho HS nhận biết ba dạng chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì.Hay thảo luận trả lời C3

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK, vận dụng những kinh nghiệm thực tế cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.

Đọc phần tia sáng SGK và vẽ tia sáng từ S->M

S------------->----------- M

Quan sát và hoàn thành câu trả lời của câu hỏi C3.

a. Không giao nhau.

a. Giao nhau.

b. Loe rộng ra.

- Giáo viên:

Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.

- Dự kiến sản phẩm: Bên cột nội dung.

*Báo cáo kết quả: trả lời câu hỏi C3 và kết luận bên cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II. Tia sáng và chùm sáng.

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có hướng mũi tên gọi là tia sáng.

Có 3 loại chùm sáng: Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C4, C5/SGK.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C4, C5/SGK và các yêu cầu của GV.

- Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C4, C5.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C4, C5 và ND bài học để trả lời.

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

- Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

III. Vận dụng:

*Ghi nhớ/SGK.

C4: Ánh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (8 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 2.1 -> 2.7/SBT.

+ Xem trước bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

BTVN: bài 2.1 -> 2.7/SBT

Giáo án môn Vật lý 7

I. Mục tiêu

*Kiến thức

  • HS biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
  • Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.

*Kĩ năng

  • Kĩ năng vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
  • Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kỳ)

*Thái độ: Rèn đức tính cẩn thận chính xác qua các thí nghiệm, thực hành.

II. Chuẩn bị

Chuẩn bị đối với mỗi nhóm HS:

  • 1 đèn pin; 1 ống trụ thẳng Ø=3mm,ống trụ có thể bẻ cong không trong suốt.
  • 3 màn chắn có đục lỗ; 3 cái đinh ghim.

III. Phương pháp

Vận dụng, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm

IV. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Em cho 2 ví dụ về vật sáng, 2 ví dụ về nguồn sáng mà em được biết?
  • Trong đêm tối ta không nhìn thấy được các vật nào sau đây: Tờ giấy trắng, tờ giấy đen, một lá cây màu xanh?

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

-GV dựa vào mục mở bài SGK tổ chức tình huống học tập

Hoạt động 2: Tìm qui luật đường đi của tia sáng

-Em hãy quan sát thí nghiệm hình 2.1 và tiến hành thí nghiệm để tìm ra qui luật đường đi của tia sáng?

-Trả lời câu C1:ánh sáng đến mắt ta bằng ống thẳng hay ống cong?

-HS làm việc cá nhân đưa ra dự đoán và phương án thí nghiệm của mình

-Tiến hành thí nghiệm hình 2.1 và trả lời câu hỏi C1.

-Khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không?

-Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm hình 2.2 và tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

-HS thảo luận và đưa ra dự đoán.

-Làm thí nghiệm để xác định dự đoán là đúng (hay sai)

-HS điền và đọc kết luận ở SGK

-HS làm việc cá nhân để điền vào câu kết luận ở SGK.

Hoạt động 3: Khái quát để phát biểu định luật

-GV đặt vấn đề: trong môi trường nước, dầu hỏa, rượu… thì ánh sáng truyền đi như thế nào?

-Yêu cầu HS đọc định luật truyền thẳng ánh sáng.

-HS đọc SGK về định luật truyền thẳng ánh sáng.

Hoạt động 4: Làm quen khái niệm chùm sáng, tia sáng

-Hướng dẫn HS đọc SGK để thu thập thông tin về tia sáng

-Tia sáng là 1 khái niệm lý tưởng ,thực tế chỉ có chùm sáng hẹp.

-Người ta phân 3 loại chùm sáng như hình 2.5 .Em hãy quan sát và trả lời câu hỏi C3?

-HS đọc SGK về tia sáng.

-HS đọc SGK và tìm từ thích hợp trong khung để điền vào câu C3.

Hoạt động 5: Vận dụng

-C4: Hãy giải đáp thắc mắc của Hải nêu ra ở phần mở bài.

-C5: Hãy cắm 3 chiếc đinh thật thẳng hàng trên một tờ giấy và giải thích cách làm này?

-HS trả lời C4

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu C5.

I. Đường truyền của ánh sáng

1. Thí nghiệm

(SGK)

2. Kết luận

Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

3. Định luật truyền thẳng ánh sáng

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

II. Khái niệm tia sáng, chùm sáng

+Biểu diễn đường truyền của ánh sáng:

+Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một mũi tên gọi là tia sáng

+ Có 3 chùm sáng:

Chùm sáng song song

Chùm sáng hội tụ

Chùm sáng phân kì

III. Vận dụng

+ C4. Ánh sáng từ đèn phát ra truyền đến mắt ta theo đường thẳng

+ C5: Đặt mắt sao cho chỉ thấy một cây kim gần nhất mà không thấy 2 kim kia .

Giải thích: Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2 và 3 bị chắn không tới mắt.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 7

    Xem thêm