Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 22: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại theo CV 5512

Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 22: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại  bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Vật lý 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết trong thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

- Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.

- Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

2. Kĩ năng:

- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

- Mắc mạch điện đơn giản.

- Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

3. Thái độ:

- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu:

+ Một bóng đèn, Công tắc.

+ Pin, đoạn dây dẫn. Đoạn dây đồng, thép, chén sứ.

2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

- Dòng điện là gì?

- Nguồn điện:

+ Kể tên một số nguồn điện?

+ Để có dòng điện trong mạch thì mạch điện đó phải như thế nào ?

- Chữa BT 19.1, 19.3/SBT.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Dòng điện là gì?

+ Nguồn điện:

+ Kể tên một số nguồn điện?

+ Để có dòng điện trong mạch thì mạch điện đó phải như thế nào?

+ Chữa BT 19.1, 19.3/SBT.

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chất dẫn điện, chất cách điện là gì? dòng điện trong kim loại là gì?

(GV cho HS ghi bảng động)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chất dẫn điện, chất cách điện. (10 phút)

1. Mục tiêu: - Nhận biết trong thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

- Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, C2, C3.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Cho HS quan sát hình 19.1 SGK.

Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1, C2, C3.

- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời: C1, C2, C3.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc mục 1 trong sgk, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: C1, C2, C3. Các nhóm tiến hành hoạt động để làm thí nghiệm kiểm tra vật dẫn điện hay vật cách điện.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

C1. Các bộ phận dẫn điện là dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, hai chốt cắm, lõi dây.

Các bộ phận cách điện là: trụ thủy tinh, thủy tinh đen vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây.

C2. Vật dẫn điện: Đồng, sắt , chì.

Vật cách điện: nhựa, thuỷ tinh, sứ,....

C3. Các dây tải điện đi xa không có vỏ bọc cách điện tiếp xúc trực tiếp với không khí giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi kết quả chung.

I. Chất dẫn điện và chất cách điện.

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Hoạt động 2: Dòng điện trong kim loại.(15 phút)

1. Mục tiêu: - Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân:

- Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

+ Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm.

+ Cho Hs đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4, C5, C6.

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Đọc, quan sát hình 20.3 và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi C4, C5, C6.

- Giáo viên:

+ Giới thiệu mô hình đơn giản của một đoạn dây kim loại.

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

C4. Hạt nhân mang điện tích dương. Êlectrôn mang điện tích âm.

C5. Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu “-“ phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu “+” phần này mang điện tích dương vì nguyên tử mất bớt êlectrôn.

C6. Hoàn thành kết luận: êlectrôn tự do – dịch chuyển có hướng.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II. Dòng điện trong kim loại.

1. Êlectrôn tự do trong kim loại.

2. Dòng điện trong kim loại.

Kết luận: êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C7, C8, C9/SGK.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C7, C8, C9/SGK và các yêu cầu của GV.

- Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu nêu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ: ?Thế nào là chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại là gì?

+ Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C7, C8, C9.

+ Trả lời nội dung C7, C8, C9.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C7, C8, C9 và ND bài học để trả lời.

- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: C7. B; C8. C; C9. C.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

III. Vận dụng:

*Ghi nhớ/SGK.

C7. B;

C8. C;

C9. C.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)

1.Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Xem trước bài “Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện”.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 20.1 -> 20.5/SBT.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

BTVN: bài 20.1 -> 20.5/SBT

Giáo án môn Vật lý 7

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

  • Nhận biết được trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
  • Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc một số vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng
  • Biết được dòng điện trong kim là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng

2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản - Làm TN XĐ vật dẫn điện, vật cách điện

3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác và trung thực trong học tập

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

Giáo án + đồ dùng và thiết bị cho mỗi nhóm gồm ....

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và làm BT đầy đủ

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

a) Câu hỏi

Dòng điện là gì? Nêu tác dụng của nguồn điện?

Làm bài tập 19.2 (SBT)

b) Đáp án, biểu điểm

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng (3đ)

- Nguồn điện có tác dụng để cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động (3đ)

- Bài 19.2: C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

* Đặt vấn đề (2 phút)

Đặt vấn đề như phần mở bài sgk

Để hiểu được thế nào là chất dẫn điện, cách điện và hiểu được bản chất của dòng điện trong kim loại chúng ta nghiên cứu bài hôm nay-> ghi đầu bài

2. Dạy nội dung bài mới (35 phút)

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

TB khái niệm về chất dẫn điện và chất cách điện

Y/c h/s quan sát và nhận biết các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện ở trong bóng đèn? (Cả lớp) Ghi kết quả nhận biết (trả lời C1) vào trong vở

Lưu ý khi dùng điện,cắm phích điện vào ổ lấy điện thì tay cầm vào bộ phận cách điện để cắm. Không được giật dây nối khi rút phích cắm như vậy có thể làm đứt lõi hoặc làm rạn lõi dây gây nguy hiểm

Y/c h/s n/c TN trong sgk

Y/c h/s đọc TN h20.2

Mục đích của TN này là gì? (HSK)

Xác định xem một vật là dẫn điện hay cách điện

Hướng dẫn HS lắp ráp TN và làm TN theo nhóm

Trước hết kiểm tra mạch bằng cách

Chập hai mỏ kẹp để đảm bảo đèn sáng

Kẹp hai mỏ kẹp vào hai đầu vật cần xác định dây thép, dây đồng, bút chì, miếng sứ,thước nhựa

Ta quan sát dụng cụ nào để biết được đâu là vật dẫn điện, đâu là vật cách điện? (HSTB)

Quan sát bóng đèn sáng

Các nhóm Tiến hành TN và ghi kết quả vào vở bài tập

Y/c h/s tự trả lời câu C2, C3 vào vở (Cả lớp)

C3 - Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vì vậy không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.

Kiểm tra sửa sai cho h/s

TB ở điều kiện bình thường các loại nước dẫn điện, trừ nước nguyên chất vì vậy khi tay ướt các em nên lau khô mới được dùng các thiết bị điện

Nhắc lại dòng điện là gì? trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt nào?(HSK)

Nhắc lại cấu tạo nguyên tử

Thông báo Các kim loại là các chất dẫn điện, kim loại cũng được cấu tạo từ các nguyên tử

Y/c h/s trả lời câu hỏi C4?(HSK)

Các e mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.

Thông báo phần b

Y/c h/s trả lời câu hỏi C5?

Các e tự do là các vòng nhỏ có dấu (-).

Phần còn lại của nguyên tử là những vòng có dấu (+) mang điện tích dương vì những nguyên tử này thiếu e

1 h/s khác nhận xét

Chốt lại

Thông báo hình 20.4 như mục 2

Y/c h/s trả lời câu hỏi C6? (HSG)

Quan sát hình vẽ và trả lời.

Y/c h/s hoàn thành kết luận (HSK)

1 h/s nêu kết luận

THMT, TKNL

Để làm giảm ô nhiễm và tiết kiệm được điện năng ta nên sử dụng dây dẫn điện ntn? (HSK,G)

Sử dụng vật liệu dẫn điện tốt sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường do tỏa nhiệt. Dây dẫn điện có điện trở càng nhỏ thì khả năng dẫn điện càng tốt. Vì vậy ngoài khả năng làm giảm ô nhiễm môi trường nó còn góp phần tiết kiệm được điện năng, làm giảm chi phí cho gia đình.

y/c HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng? (HSTB, K)

Thực hiện.

I. Chất dẫn điện và chất cách điện (20 phút)

- Chất dẫn điện (Sgk)

- Chất cách điện (Sgk)

C1 - Các bộ phận dẫn điện là

dây tóc, dây trục, 2 dầu dây đèn, 2 chốt cắm lõi dây (của phích cắm điện)

- Các bộ phận cách điện là

Bóng trục thủy tinh, thủy tinh đen, phích, vỏ nhựa, vỏ dây

C2 Những vật liệu để làm vật dẫn điện Đồng, sắt, nhôm, chì

- Những vật liệu để làm vật cách điện là Nhựa, sứ, thủy tinh, cao su, không khí....

C3 VD Các dây tải điện đi xa không có vỏ bọc cách điện dây tiếp xúc trực tiếp với không khí giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua vì không có dòng điện chạy qua không khí

II. Dòng điện trong kim loại (10 phút)

1. Êlectron tự do trong kim loại

a) Kim loại là chất dẫn điện. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử.

C4 Các e mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.

b) Trong kim loại các Êlectron chuyển động tự do

C5

Các e tự do là các vòng nhỏ có dấu (-).

Phần còn lại của nguyên tử là những vòng (+) mang điện tích dương vì những nguyên tử này thiếu e

2. Dòng điện trong kim loại.

C6

E tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy và bị cực dương hút chiều mũi tên từ cực âm đến cực dương

* Kết luận

Các e tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua

III. Vận dụng (5 phút)

C7 B. Một đoạn ruột bút chì

C8 C. Nhựa

C9 C. Một đoạn dây nhựa

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 22: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 7

    Xem thêm