Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 20: Hai loại điện tích theo CV 5512

VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 20: Hai loại điện tích bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Vật lý 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được chỉ có hai loại điện tích là: Điện tích dương và điện tích âm. Hiểu được rằng hai loại điện tích trái dấu thì hút nhau, hai loại cùng dấu thì đẩy nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. Nguyên tử luôn trung hòa về điện.

- Biết được vật mang điện tích âm khi nhận thêm êlectrôn, mang điện tích dương khi mất bớt êlectrôn.

2. Kỹ năng:

- HS có kỹ năng phân biệt và nhận biết các loại điện tích, nhận xét được khi nào các điện tích hút nhau, đẩy nhau.

- Nhận biết được cấu tạo nguyên tử.

3. Thái độ: Phát triển khả năng quan sát, phán đoán, tính nghiêm túc trong học tập.

4. Năng lực: Bồi dưỡng cho HS năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác....

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: 2 thanh nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, giá đỡ thanh nhựa, mảnh pôliêtilen dài khoảng 30cm, rộng 5cm.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.

- Bảng phụ H18.4.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng - tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Tiến trình hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút)

Mục tiêu:

Ôn lại kiến thức cũ, tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở, nghiên cứu tình huống.

Hình thức: hoạt động cá nhân, chung cả lớp.

Sản phẩm hoạt động

HS nêu được cách làm một vật nhiễm điện và các tính chất của một vật nhiễm điện. Tuy nhiên, lại không biết được khi hai vật nhiễm điện đưa lại gần nhau thì sẽ sảy hiện tượng gì?

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

- Giáo viên yêu cầu:

? Người ta làm một vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những khả năng gì? Lấy 1 ví dụ thực tế minh họa? Chữa bài 17. 3

- Học sinh tiếp nhận: HS thực hiện các yêu cầu của GV.

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

- Giáo viên: Yêu cầu HS trả lời, HS dưới lớp chú ý lắng nghe để nhận xét.

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Làm lại thí nghiệm bài 17.3 và nói: Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ. Nhưng nếu có hai vật nhiễm điện để gần nhau thì giữa chúng có hiện tượng gì xảy ra? Chúng sẽ hút nhau hay đẩy nhau?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Các loại điện tích này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)

Mục tiêu:

HS biết được chỉ có hai loại điện tích là: Điện tích dương và điện tích âm. Hiểu được rằng hai loại điện tích trái dấu thì hút nhau, hai loại cùng dấu thì đẩy nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. Nguyên tử luôn trung hòa về điện.

Biết được vật mang điện tích âm khi nhận thêm êlectrôn, mang điện tích dương khi mất bớt êlectrôn.

Phương pháp thực hiện:

- Bàn tay nặn bột

- Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở

- Hình thức: hoạt động cá nhân,cặp đôi, nhóm, chung cả lớp

Sản phẩm hoạt động

HS biết được chỉ có hai loại điện tích là: Điện tích dương và điện tích âm. Hiểu được rằng hai loại điện tích trái dấu thì hút nhau, hai loại cùng dấu thì đẩy nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. Nguyên tử luôn trung hòa về điện.

Biết được vật mang điện tích âm khi nhận thêm êlectrôn, mang điện tích dương khi mất bớt êlectrôn.

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1

Làm thí nghiệm 1: Sự đẩy nhau.

? Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 18.1, 18.2 cho cô biết

? Mục tiêu của thí nghiệm là gì?

?để làm thí nghiệm 1 thì ta cần sử dụng những dụng cụ gì?

? Nêu cách tiến hành thí nghiệm?

Giáo viên làm mẫu và nêu các chú ý cho học sinh khi làm để thí nghiệm thành công.

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

? Nêu kết quả của thí nghiệm?

? Tại sao chúng nhiễm điện cùng loại? Khi đưa hai vật mang điện cùng loại lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng gì?

Hoạt động 2. Làm thí nghiệm 2--> Sự hút nhau.

? Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 18.1, 18.2 cho cô biết để làm thí nghiệm 1 thì ta cần sử dụng những dụng cụ gì?

? Nêu cách tiến hành thí nghiệm?

? Dự đoán hiện tượng xảy ra.

Giáo viên làm mẫu và nêu các chú ý cho học sinh khi làm để thí nghiệm thành công.

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

? Nêu kết quả của thí nghiệm?

?Thanh nhựa và thanh thủy tinh giống nhau hay khác nhau? Khi bị cọ xát chúng có nhiễm điện cùng loại không?

?Qua thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì?

? Từ 2 thí nghiệm trên rút ra kết luận gì về các vật nhiễm điện cùng loại và khác loại.

HS: Đọc kết luận trong Sgk.

GV: Thông báo quy ước điện tích âm, điện tích dương như Sgk.

HS: Đọc lại quy ước.

? Hai thanh nhựa trong thí nghiệm 1 nhiễm điện gì. Thanh thủy tinh trong thí nghiệm 2 nhiễm điện gì? Tại sao?

? thanh nhựa và mảnh vải hút nhau, điều này cho ta biết gì?

HS: thanh nhựa và mảnh vải nhiễm điện khác loại

Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử.

GV: Chuyển ý như Sgk

GV: Treo tranh H18.4

? Qua tranh vẽ, đọc Sgk để trả lời câu hỏi: + Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Trên tranh vẽ đâu là hạt nhân, đâu là các electron?

+ Hạt nhân mang điện tích gì? ở vị trí nào? các êlectrôn mang điện tích gì? Chuyển động như thế nào?

+ Số êlectrôn và điện tích dương của hạt nhân như thế nào với nhau?

Nguyên tử ở trạng thái trung hòa khi nào?

+ Các êlectrôn còn có đặc điểm gì mà ngoài đặc điểm chuyển động xung quanh hạt nhân.

GV: Giới thiệu sơ lược về cấu tạo nguyên tử .

HS: Đọc lại trong Sgk.

GV: Nêu một số thông báo để ghi nhớ.

Nguyên tử rất nhỏ: Xếp 10 triệu nguyên tử kề nhau được 1 đoạn 1mm

+ Nguyên tử luôn luôn trung hòa điện.

+ Các êlectrôn trong nguyên tử luôn luôn dịch chuyển.

I. Hai loại điện tích.

a) Thí nghiệm 1:

* Dụng cụ:

* Tiến hành:

* Kết quả:

- Khi chưa cọ sát thì chúng không hút, không đẩy nhau.

- Khi hai mảnh ni lông cùng được cọ sát bằng miếng vải len thì chúng đẩy nhau.

- Khi hai thanh nhựa cùng được cọ sát bằng mảnh vải khô thì chúng đẩy nhau.

* Nhận xét:

Hai vật giống nhau, được cọ sát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

b) Thí nghiệm 2.

* Dụng cụ :

* Tiến hành:

* Kết quả:

* Nhận xét :

Thanh thuỷ tinh và thanh nhựa nhiễm điện hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.

c) Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

* Quy ước : SGK

C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì thanh nhựa và mảnh vải hút nhau, điều này chứng tỏ thanh nhựa và mảnh vải nhiễm điện khác loại. Mà thanh nhựa nhiễm điện âm nên mảnh vải mang điện tích dương.

II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử

(Trung hoà điện)

Hạt nhân Các êlectrôn (di chuyển)

- mang điện tích + - mang điện tích -, nhỏ

- ở tâm nguyên tử - chuyển động xung quanh

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

Mục tiêu: HS có kỹ năng phân biệt và nhận biết các loại điện tích, nhận xét được khi nào các điện tích hút nhau, đẩy nhau. Nhận biết được cấu tạo nguyên tử.

Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, chung cả lớp

Sản phẩm hoạt động

HS làm được các bài tập có liên quan, giải thích được các hiện tượng có liên quan đến sự nhiễm điện.

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

? Đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.

? Êlectroon nghĩa là gì? Còn gọi là gì nữa?

Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

? Trước khi cọ sát các vật có điện tích dương, điện tích âm hay không?

? Các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật?

?Tại sao trước khi cọ sát các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

HS vì các vật đó chưa bị nhiễm điện.

? Sau khi cọ sát, thước nhựa mang điện tích gì? Vì sao mảnh vải mang điện tích gì? Vì sao?

HS: trả lời

GV: Nhận xét và chữa các câu hỏi để HS ghi vở.

III. Vận dụng.

C2: Trước khi cọ xát, bên trong vật đều có các điện tích dương và điện tích âm. điện tích dương ở hạt nhân, điện tích âm ở các hạt êlectrôn cấu tạo nên vật.

C3: Khi chưa cọ xát các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện.

C4: Sau khi cọ xát vật nhận thêm 2 êlectrôn là thước nhựa--> sẽ nhiễm điện âm, mảnh vải mất 2 êlectrôn ---> sẽ nhiễm điện dương

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7 phút)

Mục tiêu:

HS có sự liên hệ giữa bài học với thực tiễn

Yêu thích môn học hơn.

Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, chung cả lớp

Sản phẩm hoạt động

HS yêu thích tìm hiểu cuộc sống

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

+ Về nhà đọc phần “Có thể em chưa biết”.

+ Làm các BT trong SBT.

- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

- Giáo viên:

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

Giáo án môn Vật lý 7

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

2. Kĩ năng: Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác và trung thực trong học tập

4. Năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án + đồ dùng và thiết bị cho mỗi nhóm gồm- 3 mảnh ni lông màu trắng đục cỡ 13cm x 25cm
  • 1 bút chì vỏ gỗ còn mới
  • 1 kẹp giấy (V kẹp nhựa)
  • 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau dài 20 cm, tiết diện
  • Chuẩn bị của học sinh có lỗ ở giữa để đặt vào trục quay; 1 mảnh len cỡ 15 cm x 15 cm; 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ; 1 trục quay có mũi nhọn

2. Chuẩn bị của học sinh

Học bài cũ và làm BT đầy đủ

III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

1. Các hoạt động đầu giờ

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

* Câu hỏi

Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có t/c gì?

* Đáp án, biểu điểm

- Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách cọ sát (5đ)

- Vật nhiễm điện có khả năng hút được các vật khác (5đ)

b) Đặt vấn đề (1 phút)

Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác như giấy vụn. Nếu thay giấy vụn bằng vật nhiễm điện thì chúng sẽ hút hay đẩy nhau? Để hiểu rõ vấn đề này ta vào tìm hiểu bài 18.

2. Nội dung bài học

Hoạt động 1: Hai loại điện tích (20 phút)

+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được sự tương tác giữa hai loại điện tích

+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu thông tin sgk, quan sát TN và trả lời câu hỏi

+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm thực hiện TN

+ Sản phẩm: Rút ra kết luận SGK

+ Tiến trình thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Cho Hs làm TN1.

HS: Hoạt động theo nhóm làm TN1

GV: Lưu ý trong khi làm TN.

Kiểm tra hai mảnh nilông trước khi cọ xát.

Cọ xát theo một chiều và số lần giống nhau.

Tránh ảnh hưởng của gió.

GV: Cho Hs làm TN2.

HS: Hoạt động theo nhóm làm TN2

GV: Cho Hs rút ra nhận xét.

HS: Rút ra nhận xét.

GV: Cho Hs làm C1.

HS: Đưa ra phương án trả lời C1.

I. Hai loại điện tích

*) Thí nghiệm 1

(SGK- 50)

*) Nhận xét Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

Thí nghiệm 2 (SGK- 50)

*) Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.

Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

Có hai loại điện tích điện tích âm và điện tích dương

- Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+).

- Điện tích của thanh nhựa sẫm khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

C1 Mảnh vải mang điện tích dương. Vì 2 vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại thanh nhựa sẫm màu khi được cọ sát bằng mảnh vải mang điện tích dương.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Vật lý lớp 7 bài 20: Hai loại điện tích theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Vật lý lớp 7

    Xem thêm