Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Bài C1 trang 82 sgk vật lí 7

C1. Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng?

Hướng dẫn giải:

Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây "nóng" của ổ lấy điện và tay cầm tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.

2. Bài C3 trang 83 sgk vật lí 7

C3. Quan sát sơ đồ mạch điện hình 29.3 và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với cầu trì khi đoản mạch.

An toàn khi sử dụng điện

Hướng dẫn giải:

Khi bị đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3 SGK, cầu chì nóng lên cháy, đứt và ngắt mạch.

3. Bài C4 trang 83 sgk vật lí 7

C4. Quan sát các cầu trì trong hình 29.4 hoặc các cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của số ampe kế ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt

Ví dụ: Số ghi trên cầu chì là 1A, có nghĩa là cầu chì sẽ đứt khi cường độ dòng điện qua nó lớn hơn 1A.

4. Bài C5 trang 83 sgk vật lí 7

C5. Xem lại bảng cường độ dòng điện ở bài 24, cho biết nên dùng cầu trì ghi bao nhiêu ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn.

Hướng dẫn giải:

Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng cường độ dòng điện bài 24 SGK (từ 0,1 A tới 1A) thì nên dùng cầu chì có số ghi 1,2A hoặc 1,5 A.

5. Bài C2 trang 83 sgk vật lí 7

C2. So sánh I1 và I2 và nêu nhận xét: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ….

Hãy nêu tác hại của các hiện tượng đoản mạch.

Hướng dẫn giải:

Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.

Các tác hại của hiện tượng đoản mạch:

Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm cháy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hỏa hoạn.

Nếu một phần của mạch điện bị đoản mạch thì các dụng cụ sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện có thể bị hỏng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật lý lớp 7

    Xem thêm