Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Vật lý 7 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Tóm tắt lý thuyết vật lý 7 bài 16

1. Nguồn âm

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.

Các vật phát ra âm đều dao động.

2. Độ cao của âm

Số dao động vật thực hiện được trong 1 giây gọi là tần số.

Đơn vị tần số là Héc (Hz).

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

3. Độ to của âm

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).

Chú ý:

+ Tai người chỉ nghe được âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz. Các âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz gọi là hạ âm, các âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

+ Tai người chịu được âm có độ to lớn nhất là 130 dB.

4. Môi trường truyền âm

Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường có thể truyền được âm.

Chân không không truyền được âm.

Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

5. Phản xạ âm – Tiếng vang

Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.

Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 s.

Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

6. Chống ô nhiễm và tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

Những vật liệu làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.

B. Giải bài tập Vật lí 7 bài 16

1. Tự kiểm tra 

Bài 1 trang 45 sgk Vật lý 7

Viết đầy đủ các câu sau đây

a) Các nguồn phát âm đều…

b) Số dao động trong 1 giây là…

c) Đơn vị tần số là…

d) Độ to của âm được đo bằng đơn vị ..(dB)

e) Vận tốc truyền âm trong không khí là…

Hướng dẫn giải

a) Các nguồn phát âm đều dao động.

b) Số dao động trong 1 giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)

c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben(dB)

d) Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

Bài 2 trang 45 sgk Vật lý 7

C2. Đặt câu với các từ và cụm từ sau:

a) Tần số, lớn, bổng;

b) Tần số, nhỏ, trầm

c) Dao động, biên độ lớn, to;

d) Dao động, biên độ nhỏ, nhỏ.

Hướng dẫn giải

a) Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng.

b) Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.

c) Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra nhỏ.

d) Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.

Bài 3 trang 45 sgk Vật lý 7

C3. Hãy cho biết âm có thể truyền qua môi trường nào sau đây?

+ Không khí;

+ Chân không;

+ Rắn;

+ Lỏng.

Hướng dẫn giải

Âm có thể truyền qua các môi trường:

+ Không khí;

+ Rắn;

+ Lỏng.

Bài 4 trang 45 sgk Vật lý 7

C4. Âm phản xạ là gì?

Hướng dẫn giải:

Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn

Bài 5 trang 45 sgk Vật lý 7

C5. Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng

Tiếng vang là gì?

A. Âm phản xạ

B. Âm phản xạ đến cùng một lúc với âm phát ra,

C. Âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai.

D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.

Hướng dẫn giải:

Chọn D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.

Bài 6 trang 45 sgk Vật lý 7

C6. Hãy chọn từ thích hợp trong khung điền vào các câu sau:

Mềm; cứng; nhẵn; gồ ghề

a) Các vật phản xạ âm tốt là các vật …và có bề mặt….

b) Các vật phản xạ âm kém là các vật…và có bề mặt…

Hướng dẫn giải:

a) Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn.

b) Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề.

Bài 7 trang 45 sgk Vật lý 7

C7. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?

a) Tiếng còi xe cứu hỏa (hay tiếng kẻng báo cháy)

b) Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.

c) Tiếng ồn của trẻ em làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện giữa hai người lớn.

d) Hát karaoke to lúc ban đêm.

Hướng dẫn giải:

Các trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn:

b) Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.

d) Hát karaoke to lúc ban đêm.

Bài 8 trang 45 sgk Vật lý 7

C8. Hãy liệt kê một số vật liệu cách âm tốt?

Hướng dẫn giải:

Một số vật liệu cách âm tốt: Bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bê tông.

2. Vận dụng 

Bài 1 trang 46 sgk Vật lý 7

C1. Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm trong những nhạc cụ sau: Đàn ghi ta, kèn lá, sáo, trống.

Hướng dẫn giải:

Vật dao động phát ra âm trong đàn ghi ta là dây đàn (hộp đàn có tác dụng làm âm to lên chứ không phát ra âm).

Vật dao động phát ra âm trong kèn lá bị thổi (phần đầu lá bị bẹp).

Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong ống sáo.

Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống.

Bài 2 trang 46 sgk Vật lý 7

C2. Hãy đánh dấu vào câu đúng:

A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.

B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp.

C. Âm không thể truyền trong chân không

D. Âm không thể truyền qua nước.

Hướng dẫn giải:

Chọn C. Âm không thể truyền trong chân không.

Bài 3 trang 46 sgk Vật lý 7

C3. a) Dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra tiếng to và tiếng nhỏ?

b) Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra âm cao và âm thấp?

Hướng dẫn giải

Vật dao động nhanh, tần số lớn, âm phát ra cao.

Vật dao động chậm, tần số âm nhỏ, âm phát ra thấp.

Vật dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to

Vật dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.

=> a) Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to.

Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ.

b) Dao động của các sợi dây đàn nhanh, khi phát ra âm cao.

Dao động của các sợi dây đàn chậm, khi phát ra âm thấp.

Bài 4 trang 46 sgk Vật lý 7

C4. Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể “trò chuyện” với nhau bằng cách chạm vào hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền tới tai hai người đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.

Bài 5 trang 46 sgk Vật lý 7

C5. Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát?

Hướng dẫn giải:

Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ từ hai bên tường ngõ. Còn ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ hoặc bị tiếng ồn khác to hơn át đi nên không nghe thấy tiếng vang.

Bài 6 trang 46 sgk Vật lý 7

C6. Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ;

B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ;

C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai;

D. Cả ba trường hợp trên.

Hướng dẫn giải:

Chọn A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.

Bài 7 trang 46 sgk Vật lý 7

C7. Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này.

Hướng dẫn giải:

Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm trên đường quốc lộ là:

Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện

Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.

Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác.

Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như để hấp thụ bớt âm.

Dùng nhiều đồ dùng mềm có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm.

3. Giải ô chữ bài 16 trang 46 vật lý 7

Theo hàng ngang:

1. Môi trường không truyền âm.

2. Âm có tần số lớn hơn 20000Hz.

3. Số dao động trong một giây.

4. Hiện tượng âm dội ngược trở lại khi gặp mặt chắn.

5. Đặc điểm của các nguồn phát âm.

6. Hiện tượng xảy ra khi phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ.

7. Âm có tần số nhỏ hơn 20Hz.

Từ hàng dọc là gì?

Trò chơi ô chữ bài 16 vật lý 7

Hướng dẫn giải ô chữ

trò chơi ô chữ bài 16 vật lí 17

Từ hàng ngang:

1. Chân không

2. Siêu âm

3. Tần số

4. Phản xạ âm

5. Dao động

6. Tiếng vang

7. Hạ âm

Từ hàng dọc: Âm thanh

..................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập Vật lý 7 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải bài tập Vật lý 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong sách giáo khoa Vật lý 7, thông qua đó các em học sinh sẽ nắm vững hơn kiến thức được học trong mỗi bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Vật lý hơn.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
36
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật lý lớp 7

    Xem thêm