Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
Câu hỏi: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
- Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta
- Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật
- Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta
- Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta
Ta nhìn thấy ảnh ảo mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh
1. Ảnh ảo
Trong quang học, đặc biệt là trong quang hình, ảnh ảo là thuật ngữ để chỉ các hình ảnh quan sát được khi thấy các quang tuyến ánh sáng, hay bức xạ điện từ nói chung, như cùng đi ra từ nơi đó mà trên thực tế thì đường đi qua của các quang tuyến không đi qua các điểm trên hình ảnh ảo này.
2. Gương phẳng
- Gương phẳng: là gương có bề mặt phản xạ là một phần của mặt phẳng có tác dụng phản chiếu ánh sáng truyền tới.
- Gương phẳng cho ta ảnh ảo với vật và có độ lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương hay ảnh đối xứng với vật qua gương.
- Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
- Nếu 2 vật cùng kích thước đứng trước gương, vật một cách gương xa hơn vật 2 thì vật 1 nhỏ hơn vật 2.
- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
- Tính chất tia sáng: các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.
- Đối với những loại gương khác, gương phẳng được sử dụng rộng rãi nhất. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp gương phẳng ở nhiều nơi khác nhau. Không chỉ trong gia đình mỗi người, gương còn được dựng nhiều ở những cửa hàng khác. Ví dụ như: cửa hàng quần áo, cửa hàng trang sức.
- Ngoài ra, gương được ứng dụng để tạo nên những bộ phận ở trong kính hiển vi, kính nha khoa, ống nhòm, kính thiên văn…
3. Tính chất ảnh ảo qua các loại gương
- Ảnh ảo qua gương phẳng có kích thước lớn bằng vật: Khi có vật đứng trước gương phẳng, gương sẽ cho ta một ảnh ảo. Ảnh ảo này sẽ có độ lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ vật đến gương chính bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Có thể hiểu rằng: ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.
- Màn chắn không thể hứng được ảnh ảo.
- Xét hai vật cùng đứng ở trước gương. Vật nào đứng ở xa gương hơn thì ảnh của vật đó sẽ nhỏ hơn so với ảnh tạo bởi vật kia.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương chính là hình của một vật quan sát được ở trong gương.
Ngoài ra, ảnh ảo qua gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật, ảnh ảo qua gương cầu lõm có kích thước lớn hơn vật.
4. Ứng dụng
- Gương phẳng là loại gương được ứng dụng rộng rãi nhất.
- Gương phẳng được dùng để làm gương soi, gương trang trí trong gia đình, hiệu làm tóc, gương chiếu hậu. Gương phẳng được làm một bộ phận trong kính nha khoa, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm.
- Tấm kính phẳng thực ra có 2 mặt phản xạ: mặt trên và mặt dưới, bởi vậy ta sẽ thấy 2 ảnh. Tấm kính càng mỏng thì 2 ảnh càng gần trùng nhau
- Gương phản xạ thường dùng là tấm kính phẳng bằng thủy tinh cũng có 2 mặt phản xạ, nhưng mặt dưới được tráng 1 lớp bạc phản xạ tốt hơn, nên tạo ra 1 ảnh rõ nét.
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.