Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào

Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào

Câu hỏi: Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào

  1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
  2. Định luật phản xạ ánh sáng
  3. Định luật khúc xạ ánh sáng.
  4. Cả A, B và C

Lời giải:

Đáp án A.

Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

1. Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Do mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng là nhờ có ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, mặt trăng phản lại ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy mặt trăng, nhưng vào thời điểm mặt trăng - trái đất - mặt trời thẳng hàng nhau, trái đất đã che khuất ánh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng, tức là mặt trăng đứng sau bóng của trái đất, lúc này mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng trái đất, thời điểm và hiện tượng này gọi là nguyệt thực.

Phân loại Nguyệt thực

Nguyệt thực một phần: Xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực một phần kéo dài 6 giờ.

Nguyệt thực toàn phần: Xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn).

Nguyệt thực nửa tối: xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi. Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.

2. Nhật thực là gì?

Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất.

Để hiện tượng nhật thực xảy ra, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, sự thẳng hàng này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Điều này chỉ có thể xảy ra trong kỳ trăng mới.

Mặc dù trăng mới là cần thiết cho nhật thực có thể xảy ra, thì nhật thực lại không xảy ra ở mọi kỳ trăng mới. Bởi vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất nghiêng một góc khoảng 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo). Những vị trí nơi 2 mặt phẳng quỹ đạo này gặp nhau được gọi là điểm nút Mặt Trăng (lunar nodes). Nhật thực xảy ra chỉ khi một trăng mới diễn ra gần điểm nút này.

Phân loại Nhật thực

Nhật thực một phần: Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất.

Nhật thực toàn phần: Một nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối và bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất/ Một nhật thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Những người không ở vùng bóng tối nhưng nếu đứng ở vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.

Nhật thực lai: Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra. Chúng xảy ra khi một nhật thực hình khuyên chuyển thành một nhật thực toàn phần.

Nhật thực hình khuyên: Nhật thực hình khuyên xảy ra khi vùng đối của vùng bóng tối xuất hiện trên Trái Đất. đĩa Mặt Trăng sẽ che khuất vùng trung tâm của đĩa Mặt Trời, để lộ vùng rìa ngoài của Mặt Trời có dạng như một chiếc nhẫn. Một nhật thực hình khuyên chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.

3. Có bao nhiêu Nhật thực, Nguyệt thực mỗi năm?

Hầu hết mỗi năm có khoảng 4 lần nhật thực - nguyệt thực, là con số tối thiểu của số lần nhật thực - nguyệt thực có thể xảy ra trong 1 năm. 2 trong số 4 lần nhật thực, nguyệt thực này phải là nhật thực. Trong 1 năm cũng có thể xảy ra đến 7 lần nhật thực - nguyệt thực, nhưng rất hiếm (5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc 2 lần nhật thực và 5 lần nguyệt thực).

Có thể có tối thiểu 2 và tối đa 5 lần nhật thực trong 1 năm. Ngoài số này, không có hơn 2 lần nhật nguyệt thực có thể là nhật thực toàn phần. Rất hiếm khi xảy ra 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm.

---------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm