Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu các ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng?

VnDoc xin giới thiệu bài Hãy nêu các ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hãy nêu các ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng?

Trả lời:

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng”.

Các ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng:

Sử dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, ta giải thích được sự hình thành bóng tối, bóng nửa tối, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

1. Định luật truyền thẳng ánh sáng là gì?

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng”.

2. Tổng hợp cách giải bài tập về ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Dạng 1: Giải thích tại sao có hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối

- Căn cứ vào định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Khi chỉ có bóng tối xuất hiện, tức là khi đó nguồn sáng là hẹp.

- Khi có cả bóng tối và bóng nửa tối xuất hiện, tức là khi đó nguồn sáng là rộng.

Dạng 2: Cách vẽ bóng tối và bóng nửa tối

- Vẽ các tia sáng xuất phát từ 1 điểm (nguồn sáng hẹp) đến mép ngoài của vật cản. Các tia sáng đó chia màn chắn ra hai miền riêng biệt. Miền trong là miền không hề có một tia sáng nào đi tới (tức không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng), đó chính là bóng tối. Miền ngoài nhận được toàn bộ ánh sáng chiếu đến nên sáng bình thường.

- Vẽ các tia sáng xuất phát từ các điểm ngoài cùng của nguồn sáng rộng đến mép ngoài của vật cản. Các tia sáng đó chia màn chắn ra ba miền riêng biệt. Miền trong là miền không hề có một tia sáng nào đi tới, đó chính là bóng tối. Miền giữa chỉ nhận được một số tia sáng (tức chỉ nhận được một phần ánh sáng chiếu tới), đó chính là bóng nửa tối. Miền ngoài sáng bình thường.

Dạng 3: Giải thích tại sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực

Dựa vào các điều sau đây để giải thích:

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Chỉ có Mặt Trời là nguồn sáng còn Trái Đất và Mặt Trăng là hai vật được chiếu sáng.

- Mặt Trăng luôn chuyển động quay quanh Trái Đất nên sẽ có những lúc Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng tức sẽ có Trái Đất và Mặt Trăng che khuất lẫn nhau.

+ Khi Mặt Trăng nằm giữa, tức Mặt Trăng che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Trái Đất thì xảy ra hiện tượng nhật thực (hiện tượng nhật thực xảy ra vào ban ngày).

+ Khi Trái Đất nằm giữa, tức Trái Đất che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực (hiện tượng nguyệt thực xảy ra vào ban đêm).

3. Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

  1. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.
  2. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
  3. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
  4. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

Đáp án đúng: B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất

Giải thích: Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Do đó khi đứng trên Trái Đất vào ban đêm mới có thể thấy được nguyệt thực.

Bài tập 2: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

  1. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng
  2. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
  3. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời
  4. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời

Đáp án đúng: C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời

Giải thích: Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Bài tập 3: Hình bên mô tả trò chơi “múa rối bóng” dựa theo nội dung câu truyện: “Cô bé quàng khăn đỏ”. Theo em, có thể tạo ra các bóng đen minh họa cho các nhân vật bằng cách nào? Trò chơi này dựa trên cơ sở định luật nào?

Trả lời: Có thể tạo ra các bóng đen bằng cách dùng các tấm bìa để chắn ánh sáng. Trò chơi này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng

---------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy nêu các ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm