Nhật thực toàn phần là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Nhật thực toàn phần là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nhật thực toàn phần là gì?

Trả lời

Hiện tượng nhật thực toàn phần chỉ diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo và mặt trời bị che khuất hoàn toàn. Lúc này các vùng bóng tối và bóng nửa tối sẽ hình thành trên bề mặt trái đất. Nếu như muốn quan sát được nhật thực toàn phần thì cần phải đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của mặt trăng. Nói cách khác, nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có bóng tối của mặt trăng trên trái đất.

1. Nhật thực là gì?

Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Hiểu một cách khác, hiện tượng nhật thực thường xảy ra khi Mặt Trăng che khuất bởi một phần hoặc toàn phần Mặt Trời. Điều này sẽ diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng; đồng thời Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời.

2. Phân loại các hiện tượng nhật thực

- Hiện nay, các nhà thiên văn học xác định có 4 kiểu nhật thực thông qua các vùng bóng của Mặt trăng trên bề mặt Trái đất, cụ thể như sau:

+ Nhật thực một phần: Diễn ra khi Mặt Trăng chỉ bị che khuất một phần đĩa Mặt Trời và hình thành một vùng bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất.

+ Nhật thực toàn phần: Diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh điểm cận quỹ đạo, che khuất hoàn toàn Mặt Trời, khi đó các vùng bóng tối và nửa bóng tối sẽ hình thành trên bề mặt của Trái Đất.

+ Nhật thực hình khuyên: Có thể nói, đây là hiện tượng thiên văn thú vị, xảy ra khi đĩa của Mặt Trăng che khuất trung tâm của đĩa Mặt Trời, chỉ có phần rìa bên ngoài của Mặt Trời lộ ra. Lúc này khi quan sát, bạn sẽ thấy vùng rìa ngoài của Mặt Trời có dạng như một chiếc nhẫn. Khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo thì mới xảy ra hiện tượng nhật thực hình khuyên.

+ Nhật thực lai: Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra. Chúng xảy ra khi một nhật thực hình khuyên chuyển thành một nhật thực toàn phần.

- Cách quan sát nhật thực:Việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt vì vậy người quan sát phải hết sức cẩn thận.

+ Việc quan sát nhật thực với một chiếc kính râm (kính đen), phim chụp X-quang, ruột đĩa mềm, băng video không đảm bảo vì những loại này chỉ giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ có hại.

+ Quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc của thợ hàn mã số 14 hoặc kính lọc Mặt Trời từ các Câu lạc bộ Thiên văn học.

+ Người quan sát cũng có thể dùng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, hoặc khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ tròn đó trên mặt đất.

3. Nhật thực xảy ra khi nào?

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, đồng thời Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời phải nằm trên cùng một đường thẳng hoặc gần thẳng. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một kỳ trăng mới. Tuy nhiên không phải nhật thực sẽ xảy ra trong mọi kỳ trăng mới. Nhật thực chỉ xảy ra khi hai mặt phẳng của quỹ đạo Mặt Trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh mặt trăng gặp nhau tại một điểm mút, gọi là điểm mút Mặt Trăng và một kỳ trăng mới diễn ra gần điểm mút này.

4. Chu kỳ nhật thực

Nhật thực xảy ra theo chu kỳ. Một trong những chu kỳ được nghiên cứu và đề cập nhiều nhất là chu kỳ Saros. Chu kỳ này kéo dài trong vòng 6585.3 ngày tương đương 18 năm, 11 ngày, 8 giờ và là sự kết hợp của 3 chu kỳ:

- Chu kỳ Mặt Trăng (tháng âm lịch) là thời gian giữa 2 pha trăng non

- Tháng dị thường là thời gian giữa 2 lần Mặt Trăng đi qua điểm cực cận, là điểm gần nhất với trái đất.

- Tháng giao điểm thăng là khoản thời gian giữa hai lần Mặt Trăng đi qua nút mặt trăng, kéo dài khoảng 27 ngày, 5 giờ, 5 phút và 35.8s.

5. Mỗi năm có bao nhiêu lần nhật thực xảy ra?

Mỗi một năm có ít nhất hai lần nhật thực và có nhiều nhất năm lần nhật thực. Tuy nhiên số lần xảy ra 5 lần nhật thực trong một năm thực sự rất hiếm. Theo tính toán của NASA, trong 5000 năm qua chỉ có 25 năm có 5 lần nhật thực. Lần cuối cùng là năm 1935, và lần tiếp theo là năm 2206.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Nhật thực toàn phần là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 143
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm