Thanh nhựa nhiễm điện gì?
Thanh nhựa nhiễm điện gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Thanh nhựa nhiễm điện gì?
Câu hỏi: Thanh nhựa nhiễm điện gì?
Trả lời:
Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)
1. Thế nào là vật nhiễm điện
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.
a) Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn
b) Các đám mây nhiễm điện (do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí) ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời.
2. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?
Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
3. Cách nhận biết một vật nhiễm điện
Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. Cho nên muốn biết một vật đã nhiễm điện hay chưa thì ta đưa vật cần nhận biết đến gần:
- Các vật nhẹ, nếu:
+ Nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nó không hút được các vật nhẹ thì nó chưa nhiễm điện.
- Các vật nhiễm điện khác, nếu có thể:
+ Có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã bị nhiễm điện.
+ Không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.
4. Bài tập vận dụng
Câu 1: Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Từ đó cho biết những vật nào bị nhiễm điện, vật nào không.
a) Những vật bị nhiễm điện là: bút bi vỏ nhựa, lược nhựa.
b) Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, thìa kim loại, mảnh giấy.
Câu 2: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?
- một ống bằng gỗ
- một ống bằng giấy
- một ống bằng thép
- một ống bằng nhựa
Lời giải:
Chọn D
Vì khi dùng mảnh vải khô để cọ xát vào một ống bằng nhựa thì có thể làm cho vật đó mang điện tích.
Câu 3: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng
- đẩy các vật khác
- hút các vật khác
- vừa hút vừa đẩy các vật khác
- không hút, không đẩy các vật khác
Đáp án B
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác
Câu 4: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
- Cọ xát vật
- Nhúng vật vào nước đá
- Cho chạm vào nam châm
- Nung nóng vật
Đáp án A
Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát vật
Câu 5: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
- lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
- các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
- tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
- khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Đáp án D
Nguyên nhân nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra là vì khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra
Câu 6: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
- Trời nắng
- Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
- Gió mạnh.
- Không mưa, không nắng.
Đáp án B
Vào những ngày hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công
Câu 7: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
- xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
- xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
- những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
- tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
Đáp án C
Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Thanh nhựa nhiễm điện gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.