Vật nhiễm điện dương khi nào?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Vật nhiễm điện dương khi nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vật nhiễm điện dương khi nào?
Câu hỏi: Vật nhiễm điện dương khi nào?
Trả lời:
Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt êlectrôn.
Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, miếng vải mất bớt êlectrôn nên nó nhiễm điện dương.
1. Khái niệm sự nhiễm điện
Sự nhiễm điện là sự tích tụ của các điện tích trên bề mặt của một vật liệu không dẫn điện.
2. Vật nhiễm điện
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
* Ví dụ: Khi cọ xát thước nhựa vào miếng vải khô (lụa, len) rồi đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, vụn nilông thì thấy các vụn giấy hay vụn nilông sẽ bị hút dính vào thước nhựa.
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
* Ví dụ: Mảnh phim nhựa có mảnh tôn ở trên, dùng mảnh len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa này, chạm bút thử điện vào mảnh tôn thấy đèn bút thử điện sáng. → Vật nhiễm điện khi bị cọ sát có tính chất (khả năng) gì?
- Vật nhiễm điện khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác;
- Vật nhiễm điện khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bút thử điện;
3. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?
Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
4. Nhận biết các vật đã nhiễm điện
Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:
Các vật nhẹ:
+ Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.
Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi
Các vật khác:
+ Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.
Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện
5. Bài tập vận dụng
Câu 1: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
- Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
- Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
- Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
- Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Đáp án A. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì nó cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi
Câu 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
- Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
- Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
- Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
- Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Đáp án B
Xe chạy một thời gian dài do thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật
Câu 3: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao?
- Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát.
- Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
- Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên.
- Do cọ xát mạnh.
Đáp án A
Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc là vì khi làm việc do ma sát thì ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện
Câu 4: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:
- trong bút đã có điện.
- ngón tay chạm vào đầu bút.
- mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.
- mảnh tôn nhiễm điện.
Đáp án C
Bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì khi đó mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát, điện tích truyền qua mảnh nhôm vào bút thử điện
Câu 5: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
- Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
- Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
- Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Đáp án B
Kết luận sai: Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Vật nhiễm điện dương khi nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.