Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật nhiễm điện âm khi nào?

Vật nhiễm điện âm khi nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vật nhiễm điện âm khi nào?

Trả lời:

Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectrôn.

Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, thước nhựa nhận thêm êlectrôn nên nó nhiễm điện âm.

Bài 1. Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Từ cho biết những vật nào bị nhiễm điện, vật nào không.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Những vật bị nhiễm điện là: vỏ bút bi nhựa, lược nhựa Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy.

Bài 2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

  1. Một ông bằng gỗ
  2. Một ống bằng thép
  3. Một ống bằng giấy
  4. Một ống bằng nhựa

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ống nhựa có khả năng bị nhiễm điện bằng cách cọ xát nó với mảnh vải khô.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 3. Làm thí nghiệm như hình 17.1, trong đó dùng kim khâu (hoặc dì đục một lỗ nhỏ sát mép của đáy một vỏ chai nhựa (thí dụ vỏ chai ni khoáng) để tạo một tia nước nhỏ. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại tia nước (đoạn tia nước gần đáy chai) trong hai trường hợp: khi ch. cọ xát và đã cọ xát thước nhựa.

a) Mô tả hiện tượng xảy ra đối với tia nước trong hai trường hợp trên!

b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với thước nhựa sau khi cọ xát.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Khi chưa cọ xát: tia nước chảy thẳng.

b) Thước nhựa sau khi cọ xát bị nhiễm điện (mang điện tích)

Bài 4. Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần mở đầu của bài 17 trong sách giáo khoa: “Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những nị hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ, hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng ta còn thấy các chớp sáng li ti”.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiễm điện.

Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti, không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

Bài 5. Câu khẳng định nào dưới đây là đúng?

Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt

Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm

Khi bị cọ xát, thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.

Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nổ.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: C

Thanh nam châm hút được các vụn sắt vì thanh nam châm có từ tính chứ không phải thanh nam châm bị nhiễm điện, còn mặt đất hút mọi vật vì nó có lực hấp dẫn của tâm Trái Đất nên đáp án C là đáp án đúng.

Bài 6. Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa sẽ thấy hiện tượng nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Trả lời: Khi chải bằng lược nhựa, lược và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược và tóc đều nhiễm điện. Do đó tóc sẽ bị lựa nhựa hút và kéo thẳng ra.

Bài 7. Khi thổi vào mặt bàn ta sẽ thấy bụi bay đi. Vậy tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, đặt biệt ở là mép cánh quạt chạm vào không khí, sau một thời gian lại có hiện tượng nhiều bụi bám vào cánh quạt?

Trả lời: khi thổi vào mặt bàn thấy bụi bay đi do lúc này mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi.

Ngược lại, cánh quạt quay và cọ xát với không khí dẫn tới nhiễm điện. Vì thế cánh quạt sẽ hút các hạt bụi gần đó. Đặc biệt, mép quạt sẽ bị bụi bám nhiều nhất do nhiễm điện mạnh nhất.

Bài 8. Trong những ngày thời tiết khô ráo, khi ta lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô vẫn sẽ thấy hiện tượng có bụi vải bám vào chúng. Tại sao lại vậy?

Trả lời: Gương, kính, màu hình tivi khi cọ xát với khăn bông sẽ bị nhiễm điện vì thế chúng sẽ hút các bụi vải ở gần.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Vật nhiễm điện âm khi nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm