Những vật nào phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Những vật nào phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Những vật nào phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)?

Câu hỏi: Những vật nào phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)?

Trả lời:

+ Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

+ Ví dụ: miếng xốp, rèm nhung, tường xù xì,…

1. Vật phản x âm tốt và vật phản xạ âm kém

+ Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)

+ Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém

Các cách làm mất đi sự ảnh hưởng của phản xạ âm:

Cách 1: Làm mất âm phản xạ bằng cách dùng vật liệu hấp thụ âm

Cách 2: Hướng âm phản xạ đi nơi khác bằng cách làm các bề mặt nghiêng

Cách 3: Bố trí sao cho âm phản xạ đến trước 1/15 s

Chú ý:

+ Trong các phòng thu, người ta thường làm tường sần và treo rèm nhung để giảm tiếng vang

+ Người ta sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển

2. Bài tập phản xạ âm

Bài 1. Em đã từng nghe thấy được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ về tiếng vang:

+ Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.

+ Tiếng vang trong phòng rộng. vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến tường phòng rồi dội lại đến tai ta.

+ Tiếng vang từ giếng sâu. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến mặt nước giếng rồi dội lại tai ta.

Bài 2. Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?

Hướng dẫn giải

Ta thường nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm thanh đó ngoài trời vì ở ngoài trời ta nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ trường cùng một lúc nên nghe to hơn.

Bài 3. Trong những vật sau đây:

Miếng xốp, ghế nệm mút;

Mặt gương; tấm kim loại;

Áo len; cao su xốp;

Mặt đá hoa, tường gạch.

Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.

Hướng dẫn giải

+Vật phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) có bề mặt nhẵn, cứng

+ Vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) có bề mặt gồ ghề, mềm

=> Vật phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.

Vật phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.

Bài 4. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao?

Hướng dẫn giải

Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn

Bài 5. Hãy chọn từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém trong các từ sau: mềm, ấm, nhẵn, mấp mô, xốp, phẳng, đen, lạnh, gồ ghề, cứng.

Đáp án

Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt: nhẵn, phẳng, cứng.

Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém: mềm, mấp mô, xốp, gồ ghề.

Bài 6. Hãy nêu những ứng dụng của phản xạ âm mà em biết.

Đáp án

Ứng dụng của phản xạ âm dùng để:

+ Xác định độ sâu của biển; trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh.

+ Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.

Bài 7. Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
  2. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
  3. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn
  4. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

=> Chọn D: Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Những vật nào phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt)? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 132
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm