Sơ đồ điện được phân làm mấy loại?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Sơ đồ điện được phân làm mấy loại? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Sơ đồ điện được phân làm mấy loại?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Trả lời:

Đáp án đúng: A. 2

Sơ đồ điện được phân thành 2 loại

1. Sơ đồ mạch điện là gì?

Sơ đồ mạch điện hay sơ đồ điện, sơ đồ cơ bản, sơ đồ điện tử, là một biểu diễn đồ họa của mạch điện. Nó sử dụng các biểu tượng đồ họa tiêu chuẩn hóa gọi là ký hiệu điện tử để biểu diễn các thành phần và mối liên kết của các mạch. Trình bày của các mối liên kết giữa các thành phần mạch trong sơ đồ không nhất thiết phải tương ứng với sự sắp xếp vật lý trong thiết bị đã hoàn thành.

Không giống như một sơ đồ khối hoặc sơ đồ bố trí, sơ đồ mạch điện cho thấy các kết nối điện thực tế. Một bản vẽ có nghĩa là để mô tả sự sắp xếp vật lý của các dây và các thành phần kết nối với nhau, được gọi là tác phẩm nghệ thuật bố trí, thiết kế vật lý, hoặc sơ đồ hệ thống dây điện (wiring diagram).

Sơ đồ mạch điện được sử dụng cho việc thiết kế mạch, xây dựng mạch và bố trí bảng mạch in (PCB), và bảo trì các thiết bị điện và điện tử.

Trong khoa học máy tính, sơ đồ mạch điện rất hữu ích khi biểu diễn trực quan bằng đại số Boole.

2. Ký hiệu điện tử

Sơ đồ mạch điện là bản họa hình với các biểu tượng. Các biểu tượng này khác nhau ở các quốc gia và đã thay đổi theo thời gian, nhưng nay đã đi một mức độ tiêu chuẩn quốc tế. Các thành phần đơn giản thường có ký hiệu có chủ đích thể hiện tính năng của linh kiện. Ví dụ, biểu tượng cho điện trở thể hiện ngày xưa nó được làm bằng đoạn dây quấn sao cho không làm phát sinh điện cảm. Điện trở như vậy nay chỉ dùng cho vị trí tiêu hao điện năng cao, phần lớn khác thì dùng điện trở nhỏ carbon. Các biểu tượng tiêu chuẩn quốc tế đối với một điện trở bây giờ đơn giản là hình chữ nhật, đôi khi có giá trị trong ohms bên trong, thay vì biểu tượng zig-zag.

Các dây nối dẫn đến biểu diễn là đường giao cắt. Soạn thảo trên máy vi tính thì kết nối của hai dây giao nhau được thể hiện bởi "dot" hoặc "blob" để chỉ một kết nối, hoặc một qua dây không nối. Nhưng photocopy bản in thì biểu diễn dễ bị thất lạc. Vì thế có đề nghị sử dụng biểu diễn mối nối T.

Trên sơ đồ mạch biểu tượng cho các phần tử được đặt nhãn với mô tả hoặc tham chiếu thiết kế tương ứng với phần tử đó trong danh sách các phần tử. Ví dụ, C1 là tụ đầu tiên, L1 là điện đầu tiên, Q1 là transistor đầu tiên, R1 là điện trở đầu tiên. Lưu ý rằng chỉ số không được viết như một subscript. Thường thì giá trị hoặc loại của các phần tử được đưa ra trên biểu đồ bên cạnh các chúng, nhưng thông số kỹ thuật chi tiết thì đưa vào danh sách các phần tử.

3. Vai trò của sơ đồ mạch điện

+ Đảm bảo mạch điện được lắp đặt trên thực tế khoa học, logic

+ Đảm bảo an toàn khi lắp đặt và đi vào hoạt động của mạch điện

+ Đảm bảo tính thẩm mỹ trong lắp đặt

+ Tiết kiệm không gian sử dụng, thời gian lắp đặt mạch điện

+ Tránh phát sinh chi phí trong quá trình lắp đặt

4. Chiều dòng điện

Quy ước: Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện.

Hình vẽ 1.2: Một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.

Lưu ý:

+ Chiều chuyển động của các electron ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

+ Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.

+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế thay đổi luân phiên.

+ Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau (hình 1.3).

+ Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau (hình 1.4).

5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chiều dòng điện là chiều từ………………..qua…………..và………………tới của nguồn điện

  1. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện
  2. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm
  3. Cực âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương
  4. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng: Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của các hạt mang điện tích gọi là:

  1. Dòng điện
  2. Dòng điện không đổi
  3. Dòng điện một chiều
  4. Dòng điện xoay chiều

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng: Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc – qui là:

  1. Dòng điện không đổi
  2. Dòng điện một chiều
  3. Dòng điện xoay chiều
  4. Dòng điện biến thiên

Câu 4: Chọn câu đúng:

  1. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
  2. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại
  3. Dòng điện trong mạch có chiều cùng với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn kim loại
  4. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn kim loại.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Sơ đồ điện được phân làm mấy loại? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 108
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm